Nếu là đơn vị sự nghiệp công lập, thủ tục pháp lý căn cứ Nghị định 55/2012/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Thông tư này thì Trình tự, thủ tục giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện như đối với việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó gồm:
- Lập đề án và tờ trình để giải thể. Nội dung đề án và tờ trình đề án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:
+ Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc giải thể;
+ Phương án xử lý các vấn đề về nhân sự, tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;
+ Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
+ Quy định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các cá nhân có liên quan đối với việc thực hiện phương giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và thời hạn xử lý.
- Hồ sơ giải thể đơn vị sự nghiệp công lập xem tại Điều 15 Nghị định 55/2012/NĐ-CP nêu trên.
Việc gửi hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như quy định đối với việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập. Do đó, bạn xem tại các Điều 9 -12 của nghị định 55 nhé!
- Thời hạn giải quyết việc tổ chức lại, giải thể
+ Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đúng thủ tục), cơ quan, tổ chức thẩm định phải có văn bản thẩm định.
+ Trong thời hạn 25 (hai lăm) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định có văn bản thẩm định, cơ quan hoặc người có thẩm quyần quyết định việc tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định tổ chức lại, giải thể. Trường hợp cơ quan hoặc người có thẩm quyền không đồng ý việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan đề nghị việc tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập biết rõ lý do.