Thủ tục dành cho công ty cổ phần

Chủ đề   RSS   
  • #498602 03/08/2018

    tungnt0358

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Thủ tục dành cho công ty cổ phần

    Dear AC.

    em muốn tìm hiểu toàn bộ pháp lý về công ty cổ phần như

    1. Thủ tục thành lập

    2. các văn bản họp hội nghị cổ đông

    3. văn bản bổ nhiệm chức vụ

    các giấy tờ thủ tục liên quan đến công ty cổ phần

    nhờ các luật sư hỗ trợ giúp em với ạ

    Thanks!!1

     
    2193 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #498613   03/08/2018

    Loando1107
    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Chào bạn, 

    Mình có một vài tài liệu tham khảo liên quan đế công ty cỏ phần, hy vọng giúp ích được cho bạn.

    * Về đăng ký thành lập doanh nghiệp trong Công ty cổ phần:

    Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, những người nắm giữ cổ phần được gọi là các cổ đông của công ty. Số lượng cổ đông tối thiểu là ba (03), nhưng không hạn chế số lượng tối đa.
    Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân và họ sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
    Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
    Thành phần hồ sơ:
    1. Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần (mẫu Phụ lục I-4 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT);
    2. Điều lệ của công ty cổ phần;
    3. Danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần (mẫu Phụ lục I-7 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT);
    4. Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (mẫu Phụ lục I-8 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT);
    5. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức (mẫu Phụ lục I-10 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT);
    6. Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực của các cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; những người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức và người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):
    - Cổ đông là cá nhân/người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức/người được ủy quyền thực hiện thủ tục:
    + Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
    + Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
    - Cổ đông là tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương.
    - Cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
    7. Bản sao Văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện cho cổ đông là tổ chức;
    8. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.
    Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
    Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
     
    Báo quản trị |  
  • #498616   03/08/2018

    Loando1107
    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    * Về lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản trong Công ty cổ phần:

    Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông có thể thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.

    Khi xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty, cần có sự quyết định thông qua của Đại hội đồng cổ đông và không thuộc trường hợp bắt buộc phải thực hiện bằng hình thức biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp thì Hội đồng quản trị có quyền tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.

    Những trường hợp quyết định Đại hội đồng cổ đông phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết bao gồm:

    - Sửa đổi, bổ sung các nội dung của Điều lệ công ty

    - Định hướng phát triển công ty

    - Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại

    - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

    - Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc một tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định

    - Thông qua báo cáo tài chính hằng năm

    - Tổ chức lại, giải thể công ty

    Thủ tục lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản được thực hiện như sau:

    1. Hội đồng quản trị thống nhất, ra quyết định về việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản;

    Xem chi tiết công việc: Quyết định/Nghị quyết của Hội đồng quản trị

    2. Chuẩn bị phiếu lấy ý kiến, dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, các tài liệu giải trình dự thảo nghị quyết và gửi đến tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết chậm nhất 10 ngày trước thời hạn phải gửi lại phiếu lấy ý kiến, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

    Lưu ý:

    - Phiếu lấy ý kiến và các tài liệu liên quan được gửi đến các cổ đông bằng phương thức gửi bảo đảm.

    - Danh sách cổ đông gửi phiếu lấy ý kiến được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty.

    Tham khảo mẫu: Danh sách cổ đông gửi phiếu lấy ý kiến và Phiếu lấy ý kiến bằng văn bản;

    3. Phiếu lấy ý kiến phải gửi về công ty trước thời hạn xác định và đảm bảo tuân thủ các điều kiện về hình thức theo quy định.

    Trường hợp, các phiếu lấy ý kiến gửi về công ty sau thời hạn đã xác định tại nội dung phiếu lấy ý kiến hoặc đã bị mở trong trường hợp gửi thư và bị tiết lộ trong trường hợp gửi fax, thư điện tử là không hợp lệ. Phiếu lấy ý kiến không được gửi về được coi là phiếu không tham gia biểu quyết;

    Cổ đông có thể gửi phiếu lấy ý kiến đã trả lời đến công ty theo một trong các hình thức sau đây:

    - Gửi thư. Phiếu lấy ý kiến gửi về công ty phải được đựng trong phong bì dán kín và không ai được quyền mở trước khi kiểm phiếu. Trong trường hợp này, phiếu lấy ý kiến đã được trả lời phải có chữ ký của cổ đông là cá nhân, của người đại diện theo ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông là tổ chức.

    - Gửi fax hoặc thư điện tử. Phiếu lấy ý kiến gửi về công ty qua fax hoặc thư điện tử phải được giữ bí mật đến thời điểm kiểm phiếu.

    4. Hội đồng quản trị tổ chức kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu

    Hội đồng quản trị tổ chức kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu dưới sự chứng kiến của Ban kiểm soát hoặc của cổ đông không nắm giữ chức vụ quản lý công ty.

    Các thành viên Hội đồng quản trị, người kiểm phiếu và người giám sát kiểm phiếu phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của biên bản kiểm phiếu; liên đới chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ các quyết định được thông qua do kiểm phiếu không trung thực, không chính xác.

    Tham khảo mẫu: Biên bản kiểm phiếu

    5. Gửi Biên bản kiểm phiếu đến các cổ đông của công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm phiếu. Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.

    Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

    Nghị quyết được thông qua theo hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản có giá trị như nghị quyết được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

    Tham khảo mẫu: Quyết định / Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

    Công ty có trách nhiệm lưu giữ Phiếu lấy ý kiến đã được trả lời, biên bản kiểm phiếu, nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo phiếu lấy ý kiến tại trụ sở chính của công ty.

     
    Báo quản trị |  
  • #498619   03/08/2018

    Loando1107
    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    * Về việc thông báo họp đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần: 

    Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông (Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, cổ đông hoặc đại diện nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên...) phải gửi Thông báo mời họp đến tất cả các cổ đông trong Danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn.

    Tham khảo mẫu: Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.

    Danh sách cổ đông có quyền dự họp được lập không sớm hơn 05 ngày trước ngày gửi Thông báo mời họp nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn.

    Thông báo mời họp phải có những nội dung sau:

    - Tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;

    - Tên, địa chỉ thường trú của cổ đông;

    - Thời gian, địa điểm họp;

    - Những yêu cầu khác đối với người dự họp.

    Lưu ý: Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông không yêu cầu bắt buộc phải tổ chức tại trụ sở công ty.

    Các tài liệu được gửi kèm với Thông báo mời họp:

    - Chương trình họp Đại hội đồng cổ đông, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và Dự thảo Nghị quyết cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đối với từng vấn đề trong chương trình họp;

    + Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp. Tuy nhiên, phải gửi đến công ty chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác.

    + Kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

    - Phiếu biểu quyết;

    - Giấy ủy quyền dự họp dùng cho cổ đông là cá nhân hoặc Giấy ủy quyền dự họp của cổ đông là tổ chức (Văn bản ủy quyền dự họp là văn bản theo mẫu do công ty phát hành).

    Phương thức thực hiện:

    - Thông báo mới họp được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của cổ đông; đồng thời đăng trên trang thông tin điện tử của công ty và đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương, khi xét thấy cần thiết theo quy định của Điều lệ công ty.

    - Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, Thông báo mời họp có thể đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty. Trường hợp này, thông báo mời họp phải ghi rõ nơi, cách thức tải tài liệu và công ty phải gửi tài liệu họp cho cổ đông nếu cổ đông yêu cầu.

     
    Báo quản trị |  
  • #498652   03/08/2018

    Thủ tục thành lập công ty cổ phần

    1.Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần

    2.Điều lệ của công ty cổ phần

    3. Danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần

    4. Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài

    5. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức

    6. Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực của các cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; những người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức và người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):

    7. Bản sao văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện cho cổ đông là tổ chức

    8. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

    Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

     
    Báo quản trị |