Thủ tục công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt từ ngày 1/7/2025

Chủ đề   RSS   
  • #615830 30/08/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 451 lần


    Thủ tục công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt từ ngày 1/7/2025

    Luật Lưu trữ 2024 có xuất hiện khái niệm mới về tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt. Cùng tìm hiểu thủ tục công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt tại Luật Lưu trữ 2024 qua bài viết dưới đây nhé!

    (1) Tài liệu nào được xem là tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt?

    Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt là các tài liệu đáp ứng một trong số các tiêu chí về nội dung và hình thức, xuất xứ được quy định chi tiết tại Luật lưu trữ 2024.

    Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Luật lưu trữ 2024, tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt phải đáp ứng được một trong số các tiêu chí về nội dung và hình thức, xuất xứ sau đây:

    Tiêu chí về nội dung:

    - Phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của quốc gia, dân tộc, của ngành, lĩnh vực

    - Quá trình hình thành, xác lập và thực thi chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, biên giới quốc gia

    - Công trình khoa học, sản phẩm tiêu biểu của ngành, lĩnh vực

    - Thân thế, sự nghiệp và đóng góp của cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu

    - Tài liệu lưu trữ khác có tầm quan trọng đặc biệt đối với quốc gia, dân tộc hoặc thế giới

    Tiêu chí về hình thức, xuất xứ:

    - Phương pháp, kỹ thuật trình bày đặc sắc, có tính thẩm mỹ và nghệ thuật

    - Đặc trưng, điển hình của thời kỳ lịch sử

    - Hình thành trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt về thời gian, địa điểm hoặc tác giả

    Qua các tiêu chí nghiêm ngặt kể trên, có thể thấy tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt là những tài liệu mang trong mình những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học độc đáo và hiếm có. Chúng không chỉ là những bằng chứng về quá khứ mà còn là nguồn tài liệu quý báu để nghiên cứu, học tập và tham khảo.

    Việc xác định và bảo quản tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc và phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

    (2) Thủ tục công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt 

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật lưu trữ 2024, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; người đứng đầu lưu trữ lịch sử và cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng là người lập hồ sơ đề nghị công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt đối với tài liệu lưu trữ thuộc thẩm quyền mà mình quản lý, sở hữu.

    Theo đó, hồ sơ đề nghị công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt bao gồm các thành phần sau:

    - Văn bản đề nghị công nhận

    - Bản thuyết minh tài liệu lưu trữ

    - Bản sao hoặc ảnh chụp tài liệu lưu trữ thể hiện được các thông tin cơ bản của tài liệu

    - Tư liệu, tài liệu khác chứng minh giá trị đặc biệt của tài liệu lưu trữ (nếu có)

    Tuy nhiên cần lưu ý, các tài liệu đang có tranh chấp về quyền sở hữu, quyền quản lý sẽ không được xem xét hồ sơ đề nghị công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt.

    Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ, người lập hồ sơ căn cứ vào tính chất của tài liệu lưu trữ và nộp cho người có thẩm quyền công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật lưu trữ 2024, cụ thể:

    - Bộ trưởng Bộ Nội vụ công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt đối với tài liệu lưu trữ đang lưu trữ tại lưu trữ lịch sử và tài liệu lưu trữ của Bộ, ngành, cơ quan trung ương, doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định thành lập; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan, tổ chức ở trung ương do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt đối với tài liệu lưu trữ tư và tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

    Lưu ý, nếu tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người có thẩm quyền công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt có quyền ra quyết định hủy bỏ việc công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt đó:

    - Phát hiện hồ sơ đề nghị công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt không khách quan, trung thực;

    - Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt không còn đáp ứng tiêu chí tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật lưu trữ 2024

    Nếu đã được công nhận là tài liệu có giá trị đặc biệt, những tài liệu lưu trữ này sẽ được lưu trữ dự phòng; được thống kê và ưu tiên tổ chức sử dụng, phát huy giá trị.

    Luật lưu trữ 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

     
    100 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận