Thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con

Chủ đề   RSS   
  • #590062 26/08/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con

    Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân từ khi sinh ra hay thậm chí chỉ sống được 24 giờ trở lên đều có quyền được khai sinh. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày trẻ sinh ra, cha hoặc mẹ có trách nhiệm phải đăng ký khai sinh cho con. 

    Tuy nhiên, có một số trường hợp khi đăng ký khai sinh cho con không có tên cha. Vậy pháp luật quy định như thế nào về thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con?

    1. Thẩm quyền đăng ký

    Căn cứ Điều 24 Luật Hộ tịch 2014 về Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:

    Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

    2. Thủ tục đăng ký

    Căn cứ tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 quy định về Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:

    - Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

    - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

    Theo đó thì khi thực hiện bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con thì cần nộp tờ khai và chứng cứ về quan hệ cha con đến ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện thủ tục.

    Trong vòng 03 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ thì công chức tư pháp hộ tịch ghi vào sổ hộ tịch, người đăng ký nhận con ký vào sổ hộ tịch và báo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trích lục giấy khai sinh đã bổ sung tên cha theo yêu cầu.

    3. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con để bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con là giấy tờ gì?

    Căn cứ vào Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định như sau:

    Theo đó, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con để thực hiện thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con là văn bản của cơ quan y tế, giám định về việc xác nhận quan hệ cha con hoặc văn bản cam kết về mối quan hệ cha con theo quy định trên.

    4. Trường hợp con được sinh ra trước khi kết hôn thì bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 16 Thông tư 04/2022/TT-BTP quy định về đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt

    - Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.

    Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.

    - Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.

    - Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.

    Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

    - Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.

    Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.

    Theo đó, trường hợp con được sinh ra trược khi đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin của cha mà nếu như có văn bản thừa nhận con chung thì làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin cha vào giấy khai sinh cho cho con.

    5. Hồ sơ bổ sung tên cha vào giấy khai sinh bao gồm:

    1. Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc theo mẫu quy định;

    2. Giấy Khai sinh bản gốc của người cần bổ sung hộ tịch;

    3. Văn bản thừa nhận là con chung của cặp vợ chồng nếu thuộc trường hợp bổ sung hộ tịch cho con được người vợ sinh ra trước khi đăng ký kết hôn hoặc được sinh ra khi cha, mẹ sinh sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn và đã được cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha trong Giấy Khai sinh và phải có ít nhất hai người thân thích của hai bên cha, mẹ làm chứng.

    4. Các bằng chứng, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con bao gồm: phim ảnh, thư từ, đồ dùng, băng, đĩa hoặc các vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con (nếu có); 

    5. Văn bản xác nhận của các cơ quan y tế, các cơ quan giám định hoặc các cơ quan khác có thẩm quyền ở trong hoặc ngoài nước về việc xác nhận quan hệ cha con (nếu có); 

    6. Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu đăng ký bổ sung hộ tịch (bản sao có chứng thực).

    6. Lệ phí bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con

    Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật. Theo Điểm c Khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC được sửa đổi bởi điểm e Khoản 3 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC quy định tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương mà đặt ra mức thu lệ phí hộ tịch cho phù hợp trên từng địa bàn, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc miễn lệ phí hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với ách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.

    Như vậy, lệ phí thực hiện thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh sẽ được miễn đối với những người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật. Trường hợp không được miễn lệ phí thì mức lệ phí sẽ phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng địa phương, do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành.

     
    1126 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591668   28/09/2022

    concobebee
    concobebee
    Top 500
    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 980
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con

    Cảm ơn bài viết rất hay và hữu ích liên quan đến thông tin bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con. Đồng thời, tôi xin phép bổ sung trường hợp khi kết hợp cùng lúc việc đăng ký khai sinh và nhận cha cho con thì hồ sơ và trình tự, thủ tục thực hiện được quy định tại Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP cụ thể như sau:
    Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha - con:
    - Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, con theo mẫu quy định;
    - Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch 2014;
    - Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
    Trình tự, thủ tục thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha - con
    Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 Luật Hộ tịch 2014 trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
    Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.
     
    Báo quản trị |  
  • #592052   30/09/2022

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. có nhiều trường hợp vì vài lý do mà giấy khai sinh của con không có tên cha. mối quan hệ cha mẹ con cái là mối quan hệ huyết thống, vì vậy tên cha trong giấy khai sinh của con là sự xác định về mặt pháp lý. Để bổ sung tên cha vào giây skhai sinh cho con thì người dân cần thực hiện thủ tục theo quy định bạn đã đề cập trong bài viết.

     
    Báo quản trị |  
  • #595104   30/11/2022

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (329)
    Số điểm: 3103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con

    Cảm ơn thông tin hữu ích của bạn! Thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con là thủ tục rất quan trọng, đảm bào quyền của người làm cha và nghĩa vụ của người cha đối với con, quyền của người con và nghĩa vụ của người con đối với cha. Hiện nay thủ tục điển hình là khai nhận di sản thừa kế, tài liệu quan trong nhất để chứng minh mối quan hệ là giấy khai sinh.

     
    Báo quản trị |