Thử tài phán đoán của các Luật sư tương lai

Chủ đề   RSS   
  • #453503 15/05/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Thử tài phán đoán của các Luật sư tương lai

    Hồi xưa, lúc Shin còn nhỏ, Shin thích coi mấy bộ phim có hoạt động điều tra, phá án lắm, điển hình như bộ phim Bằng chứng thép. Nên lúc đó, cứ mơ ước sau này trở thành những người giống như vậy, tham gia vào các cuộc điều tra, phân tích xem là ai là thủ phạm, đến bây giờ vẫn còn thích, xem những bộ phim đó luôn tập cho mình có tính suy luận, phán đoán…

    Shin cũng tin rằng, không chỉ Shin mà nhiều bạn trẻ khác cũng thích như thế, do vậy, mà Shin sưu tầm được những câu chuyện sau đây để thử tài suy luận, phán đoán của các bạn nhé!

    Câu chuyện số 1: Đó là một vụ án giết người với 3 manh mối chính tại hiện trường (được khoanh đỏ như trong hình): lọ hoa vỡ, chiếc ví tiền trên sàn nhà và ông lão bị đâm ở vùng bụng bên trái (theo chiều của người nhìn).

    Tại hiện trường có 3 người bị nghi là hung thủ giết ông lão:

    - Tên đòi nợ thuê (nhìn rất hổ báo) đang cầm điếu thuốc

    - Người đưa thư

    - Cô con gái đang khóc nức nở.

    Được biết, ông lão sống 1 mình.

    Thử tài phán đoán

    Vậy ai là hung thủ giết ông lão?

    Dưới đây là một số lập luận:

    1. Lập luận cho rằng tên đòi nợ thuê là hung thủ: bởi đây là thành phần dễ thực hiện hành vi giết người nhất, hơn nữa, có thể việc đâm này thực hiện từ phía sau lưng của một người thuận tay phải, trong tấm hình chỉ có mỗi tên đòi nợ thuê thuận tay phải.

    2. Lập luận cho rằng cô con gái là hung thủ: Bởi ông lão bị đâm từ bên trái nên suy ra hung thủ thuận tay trái, cô con gái lúc khóc cũng ôm mặt bằng tay trái, hơn nữa, dụng cụ gây án là 1 con dao bếp. Cụ thể là người bị đâm sẽ có xu hướng ôm tay vào chỗ bị đâm chứ không duỗi thẳng như thế, đặc biệt với một nhát dao ở vùng bụng thì chưa thể khiến nạn nhân chết ngay được. Ý kiến này cho rằng ông lão rất có thể đã bị trói lại hoặc bị trúng thuốc mê, sau đó mới bị đâm.

    Ông lão có thể bị trúng thuốc mê làm đổ cốc nước, đi loạng choạng sau đó làm vỡ bình hoa. Hiện trường đổ vỡ cũng có thể được cố tình dựng lên. Sau đó ông lão mới bị đâm một nhát "gọn nhẹ" như thế, mà câu hỏi đặt ra là sao không đâm lên tim? vì chỉ cần đâm ở bụng là nạn nhân sẽ chết vì mất máu cấp trong tình trạng bị đánh thuốc mê. Tên đòi nợ thuê đến có thể là vì cô con gái nợ nần nhiều dẫn đến ý đồ sát hại bố mình để nhận tiền bảo hiểm hoặc thừa hưởng tài sản.

    Còn ý kiến của các bạn như thế nào?

     
    4851 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #453509   15/05/2017

    Tại sao tên đòi nợ thuê lại thuận tay trái nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tthl vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (22/05/2017)
  • #453514   15/05/2017

    truongngoclieu
    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (125)
    Số điểm: 2960
    Cảm ơn: 109
    Được cảm ơn 122 lần


    Mình thì lập luận như sau:

    1. Tên đòi nợ thuê :

    Nếu 1 người thuận tay phải và cầm 1 con dao để thực hiện việc sát hại thì sẽ không ai chọn cách cầm ngược con dao để đâm vào vùng bụng. Nếu chủ động tấn công từ phía sau lưng thì họ sẽ chọn cách cắt cổ là chủ yếu.

    Hơn nữa, tấn công từ phía sau lưng đa số sẽ do người không muốn nạn nhân nhận dạng được mình hoặc người đó yếu thế hơn so với nạn nhân. Trường hợp này tên đòi nợ thuê đều nổi trội về mọi mặt so với ông lão, lại thuận tay phải nên sẽ không thể là thủ phạm.

    2. Cô con gái

    Lập luận cô con gái thuận tay trái vì dùng tay trái để che mặt khi khóc là không hợp lý vì hành vi ôm mặt khóc đa phần là khi con người rơi vào trạng thái không kiểm soát được hành vi và đa số là làm theo bản năng cũng giống như việc khóc). Vì thể có thể là tay thuận và tay không thuận đều có thể dùng để che mặt, không nhất thiết phải là tay thuận.

    Bên cạnh đó, việc có xuất hiện tên đòi nợ thuê suy ra cô con gái nợ nầng nhiều dẫn đến sát hại bố để hưởng tiền bảo hiểm cũng không hợp lý. Bởi lẽ, người được hưởng bảo hiểm sẽ do người để lại bảo hiểm chỉ định chứ không nhất thiết phải là người thừa kế theo pháp luật. Do đó, nếu người bố đã có ý định để lại tài sản cho người con gái thì không lý nào lại không cho tiền để con gái trả nợ, khi tên đòi nợ đã đến tận nhà.

    Việc sử dụng con dao bếp chỉ đủ để chứng minh con dao đó được lấy ra từ bếp chứ không có cơ sở khẳng định người dùng nó phải là phụ nữ.

    3. Người đưa thư

    Người này thuận tay trái (cầm ly bằng tay trái) nên nếu xét theo hướng tấn công trực diện thì từ chỗ vết thương suy ra hung thủ phải là người thuận tay trái. Bên cạnh xác nạn nhân có 1 ví tiền nên chúng ta có thể tình huống sau đã diễn ra.

    Người đưa thư đến đưa thư cho ông lão và ông lão lấy tiền ra thanh toán, lúc này người đưa thư thấy trong ví có nhiều tiền nên nảy sinh ý định cướp tài sản. Sau đó tên này giả vờ hỏi nhà vệ sinh ở đâu để đi vệ sinh và tất nhiên ông lão chỉ cho hắn.

    Trong lúc đi vô nhà vệ sinh (ngang qua nhà bếp - thường thì nhà bếp và nhà vệ sinh thiết kế liền nhau) hắn đã tranh nhanh chóng lấy 1 con dao trong bếp thủ sẵn trong người. Lúc ra đến nơi khi nhận tiền hắn giải vờ đưa tay ra phía sau lấy ví để nhận tiền và bất ngờ hắn rút con dao đã thủ sẵn đâm ông lão.

    Vì bất bị bất ngờ và vết thương vào vùng bụng, không thể chết ngay được nên ông lão đã phản kháng, tay quơ loạng choạng làm ngã và rơi bình hoa. Nghe thấy tiếng động cô con gái trên phòng chạy xuống thấy hiện trường và khóc, cùng lúc tên đòi nợ thuê vô tình đi ngang, thấy  có hiện tượng khóc lóc nên vô nhà tìm hiểu. Dẫn đến tình huống có 3 người và 1 nạn nhân trong bức ảnh kia.

    Kết luận: Tất cả chỉ là suy đoán!

    When you like your work, every day is a holiday

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truongngoclieu vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (22/05/2017)
  • #453516   15/05/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    truongngoclieu viết:

    Mình thì lập luận như sau:

    1. Tên đòi nợ thuê :

    Nếu 1 người thuận tay phải và cầm 1 con dao để thực hiện việc sát hại thì sẽ không ai chọn cách cầm ngược con dao để đâm vào vùng bụng. Nếu chủ động tấn công từ phía sau lưng thì họ sẽ chọn cách cắt cổ là chủ yếu.

    Hơn nữa, tấn công từ phía sau lưng đa số sẽ do người không muốn nạn nhân nhận dạng được mình hoặc người đó yếu thế hơn so với nạn nhân. Trường hợp này tên đòi nợ thuê đều nổi trội về mọi mặt so với ông lão, lại thuận tay phải nên sẽ không thể là thủ phạm.

    2. Cô con gái

    Lập luận cô con gái thuận tay trái vì dùng tay trái để che mặt khi khóc là không hợp lý vì hành vi ôm mặt khóc đa phần là khi con người rơi vào trạng thái không kiểm soát được hành vi và đa số là làm theo bản năng cũng giống như việc khóc). Vì thể có thể là tay thuận và tay không thuận đều có thể dùng để che mặt, không nhất thiết phải là tay thuận.

    Bên cạnh đó, việc có xuất hiện tên đòi nợ thuê suy ra cô con gái nợ nầng nhiều dẫn đến sát hại bố để hưởng tiền bảo hiểm cũng không hợp lý. Bởi lẽ, người được hưởng bảo hiểm sẽ do người để lại bảo hiểm chỉ định chứ không nhất thiết phải là người thừa kế theo pháp luật. Do đó, nếu người bố đã có ý định để lại tài sản cho người con gái thì không lý nào lại không cho tiền để con gái trả nợ, khi tên đòi nợ đã đến tận nhà.

    Việc sử dụng con dao bếp chỉ đủ để chứng minh con dao đó được lấy ra từ bếp chứ không có cơ sở khẳng định người dùng nó phải là phụ nữ.

    3. Người đưa thư

    Người này thuận tay trái (cầm ly bằng tay trái) nên nếu xét theo hướng tấn công trực diện thì từ chỗ vết thương suy ra hung thủ phải là người thuận tay trái. Bên cạnh xác nạn nhân có 1 ví tiền nên chúng ta có thể tình huống sau đã diễn ra.

    Người đưa thư đến đưa thư cho ông lão và ông lão lấy tiền ra thanh toán, lúc này người đưa thư thấy trong ví có nhiều tiền nên nảy sinh ý định cướp tài sản. Sau đó tên này giả vờ hỏi nhà vệ sinh ở đâu để đi vệ sinh và tất nhiên ông lão chỉ cho hắn.

    Trong lúc đi vô nhà vệ sinh (ngang qua nhà bếp - thường thì nhà bếp và nhà vệ sinh thiết kế liền nhau) hắn đã tranh nhanh chóng lấy 1 con dao trong bếp thủ sẵn trong người. Lúc ra đến nơi khi nhận tiền hắn giải vờ đưa tay ra phía sau lấy ví để nhận tiền và bất ngờ hắn rút con dao đã thủ sẵn đâm ông lão.

    Vì bất bị bất ngờ và vết thương vào vùng bụng, không thể chết ngay được nên ông lão đã phản kháng, tay quơ loạng choạng làm ngã và rơi bình hoa. Nghe thấy tiếng động cô con gái trên phòng chạy xuống thấy hiện trường và khóc, cùng lúc tên đòi nợ thuê vô tình đi ngang, thấy  có hiện tượng khóc lóc nên vô nhà tìm hiểu. Dẫn đến tình huống có 3 người và 1 nạn nhân trong bức ảnh kia.

    Kết luận: Tất cả chỉ là suy đoán!

    Bạn lập luận khá khoa học, tuy nhiên còn 2 chi tiết bạn quên nhắc tới là cái lọ nước đổ trên bàn và cái tivi bị rơi ra khỏi tường. Và rất có thể kẻ đòi nợ thuê có "làm cái gì đó|. 

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (22/05/2017)
  • #454194   22/05/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Câu chuyện số 2: Vụ án hạ độc tại nhà hàng

    Một hôm, bốn người A, B, C, D cùng dùng bữa tại một nhà hàng. Trong bữa ăn, D bỗng đứng dậy, hét lớn một tiếng: "Có người hạ độc vào thức ăn!". Dứt lời D ngã khuỵu xuống nền và tắt thở. 

    Cảnh sát nhanh chóng vào cuộc và gọi ba người cùng ăn với D đến để tiến hành lấy lời khai. Bởi vì mỗi người được thẩm tra đều nói 2 câu nói thật, 1 câu nói dối nên khiến tình tiết vụ án khó bề phân biệt.

    A nói: "Tôi không hạ độc D". "Tôi ngồi cùng với C". "Nhân viên phục vụ đang đưa đồ ăn lên cho chúng tôi".

    B nói: "D ngồi đối diện với tôi". "Hiện tại chúng tôi lại có nhân viên phục vụ mới". "Nhân viên phục vụ không hạ độc D".

    C nói: "B không phạm tội". "Là nhân viên phục vụ hạ độc D". "Hung thủ ở giữa chúng tôi".

    Gợi ý: Trước khi A nói "Nhân viên phục vụ đang đưa đồ ăn lên cho chúng tôi", đã nói dối một lần.

    Câu hỏi là: Hãy dựa vào lời khai của A, B, C và gợi ý để phán đoán hung thủ là ai trong số 3 người này và nhân viên phục vụ. 

    Theo bạn, ai là hung thủ hạ độc D?

     
    Báo quản trị |