Thủ đoạn mới: Sử dụng dịch vụ “bùng nợ” để quỵt tiền qua các app vay

Chủ đề   RSS   
  • #603360 17/06/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1708 lần


    Thủ đoạn mới: Sử dụng dịch vụ “bùng nợ” để quỵt tiền qua các app vay

    Dạo gần đây, trên mãng xã hội tràn lan các hội nhóm truyền tai nhau, chỉ cách bùng tiền, quỵt nợ các app vay tiền. Thậm chí, một số đối tượng còn lợi dụng tình hình này mà phát triển các dịch vụ bùng tiền vay nợ các app cho khách hàng. Thủ đoạn của hành vi này là như thế nào, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết đến người đọc.

    Dịch vụ bùng nợ hoạt động như thế nào?

    Khi khách hàng - người muốn bùng nợ liên hệ với dịch vụ này phải cung cấp cho bên dịch vụ bùng nợ một số thông tin như:

    - Số app vay

    - Số tiền

    - Số điện thoại tham chiếu

    Dựa trên các thông tin đó, bên dịch vụ bùng nợ sẽ thực hiện qua 3 bước như sau:

    Bước 1: Dịch vụ bùng nợ sử dụng số Tổng đài gọi trấn an gia đình người muốn bùng nợ về thông tin mình đã bị hack và một số đối tượng là công ty tài chính lợi dụng để gọi đòi nợ. Trước khi thực hiện bước này, bên dịch vụ bùng nợ sẽ gọi trước để text cho khách hàng.

    Bước 2: Cung cấp, hướng dẫn chuyển hướng các cuộc gọi sáng cho bên cung ứng dịch vụ bùng nợ.

    Cụ thể, khách hàng (người muốn bùng nợ) sẽ được bên dịch vụ bùng nợ hướng dẫn cách chuyển hướng các cuộc gọi mà bên thu hồi nợ chuyển qua cho bên dịch vụ bùng nợ họ sẽ dùng kinh nghiệm của mình bắt tất cả các cuộc gọi của app để hạn chế gọi cho khách hàng và thêm nữa, bên nhân viên bên dịch vụ bùng nợ sẽ biết cách nói chuyện với các app để làm sao hồ sơ vay nợ của mình mau trôi.

    Chiêu trò của các đối tượng này là cố tình cho nhân viên nói chuyện dài gây mệt mỏi cho nhân viên thu hồi nợ để họ không đủ kiên nhẫn và bỏ dần các cuộc gọi nhắc nợ tiếp theo. Chiêu trò tiếp theo là cài đặt lại Facebook và Zalo cũng như cập nhật trước thông tin để hoán chuyển từ người có chủ đích bùng app trở thành người bị hại.

    Bước 3: Hỗ trợ cắt ghép bằng chứng không vay nợ đăng lên Facebook, Zalo cá nhân 

    Cụ thể, bên dịch vụ bùng nợ sẽ cắt ghép những tấm chứng mình đăng lên mạng xã hội cá nhân của khách hàng để bạn bè, gia đình khách hàng cho rằng khách hành bị bên app vay cắt ghép chứ khách hàng không có đi vay bất cứ khoản vay nào cả.

    Bên dịch vụ đặc biệt hỗ trợ khách hàng thêm 1 tờ đơn tố cáo gửi công an và sẵn sàng hỗ trợ nếu trong quá trình sử dụng dịch vụ phát sinh vấn đề.

    Được biết, mức phí cho dịch vụ này sẽ xác định sau khi hỗ trợ bước 2, phụ thuộc vào tổng số app và số tiền muốn bùng nợ, phí sẽ giao động từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng. 

    Đây là thủ đoạn mới, những đối tượng này không chỉ giúp khách hàng của mình chiếm đoạt tài sản (số tiền vay) mà còn nhận được thù lao với hành vi phạm pháp của mình. Pháp luật quy định như thế nào về hành vi này?

    Vay tiền nhưng đến hạn không trả nợ thì có bị truy cứu TNHS không?

    Ngoài ra, Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau

    Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 04 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    Khung hình phạt cao nhất của tội này lag 07 năm tù. 

    Ngoài ra, phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

    Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

    Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền vay nợ năm 2023

    Xem và tải mẫu đơn

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/06/07/mau-don-khoi-kien-doi-no.docx

     
    15267 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (10/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận