Thử bào chữa cho ông Đoàn Văn Vươn

Chủ đề   RSS   
  • #252210 01/04/2013

    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Thử bào chữa cho ông Đoàn Văn Vươn

    Khoảng chừng 5 năm trước đây, ở quê tôi có đợt giải tỏa bồi thường đất đai. Lúc đó có một người đàn bà nông dân cứ khăng khăng bám đất. Trong số cán bộ tham gia vận động giải tỏa có một người từ nơi khác đến. Bất lực trước sự kiên quyết của người nông dân. Ông nói “ cái miếng đất cằn cỗi của bà một năm làm được bao nhiêu tiền mà bà giữ, tiền bồi thường nhiều gấp mấy trăm lần còn gì?”

    Đoàn Văn Vươn

    Xem thêm:

    - LUẬT SƯ PHÂN TÍCH TỘI DANH ĐOÀN VĂN VƯƠN

    - Ông Vươn bị đề nghị truy tố tội giết người

    - Hải Phòng: Nổ mìn, xả súng trong buổi cưỡng chế, 6 chiến sĩ trọng thương

    Người đàn bà gào lên đau đớn : “ Ông có biết đây là đất tổ tiên để lại mấy đời để lại không? Ông có biết bao nhiêu năm bị giặc Mỹ càn quét, dày xéo mà bọn tui cũng không bỏ đi không? Ông tưởng vì mấy đồng bạc của ông mà tôi bỏ đi được hả”.

     

    Sau những lời nói như ứ nghẹn tâm can, người đàn bà nông dân ôm mặt khóc, chồng chị và mấy đứa con cũng không kìm được nước mắt. Và có vẻ như, người tham gia giải tỏa cũng không khỏi chạnh lòng, họ đã hiểu tình yêu đối với đất của người nông dân. Đối với người nông dân, đất đai là máu thịt.

     

    Ngày mai, vụ án “ Giết người, chống người thi hành công vụ” sẽ được xét xử với ông Đoàn Văn Vươn và 6 người trong gia đình. ( xem tin trên Dân Việt)Hành động của ông Đoàn Văn Vươn xuất phát từ việc thu hồi đất trái luật của UBND huyện Tiên Lãng. Qua sự việc này, có thể thấy tình yêu với đất đai của người nông dân lớn đến mức họ sẵn sang sống chết với nó. Và cũng thấy rằng, quản lý đất đai là một vấn đề hệ trọng, câu hỏi đặt ra là làm sao người dân phải thực sự làm chủ trên mảnh đất của mình.

     

    Có một nguyên tắt bất di bất dịch là : “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Vì vậy,là những người trong ngành luật, mong các thành viên đưa ra các ý kiến thử bào chữa cho a Vươn trong phiên tòa sắp tới.

     

    Nước ta bắt đầu từ nền văn minh lúa nước, bất kì ai cũng có tổ tiên gốc là nông dân. Vì vậy, bao dung với những người nông dân bảo vệ quyền làm chủ mảnh đất cũng là cái tình cần có đối với gốc gác. Làm sao có thể thờ ơ với số phận của người nông dân khi họ chính là hậu phương, là một phần làm nên máu thịt của mình. Quay lưng với người nông dân chẳng khác nào chối bỏ quá khứ.

    HĐXX nhận thấy rằng:

     

    - Bị cáo Đoàn Văn Vươn có vai trò chủ mưu trong việc lên kế hoạch, bàn bạc kế hoạch chống đối lực lượng cưỡng chế; trực tiếp mua 1 khẩu súng hoa cải, hướng dẫn Quý làm mìn...
     
    - Bị cáo Đoàn Văn Quý vừa tham gia bàn bạc vừa thừa hành tích cực, bố trí mìn, sử dụng súng bắn. Bị cáo này cũng thực hiện hành vi rất quyết liệt nên vai trò thứ 2 sau bị cáo Vươn.
     
    - Bị cáo Đoàn Văn Sịnh cũng tham gia bàn bạc, góp tiền mua súng, nắm tình hình… với vai trò giúp sức.
     
    - Bị cáo Đoàn Văn Vệ tham gia giúp sức ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, song đã tự ý chấm dứt hành vi phạm tội của mình giữa chừng.
     
    - 2 bị cáo Phạm Thị Báu, Nguyễn Thị Thương tham gia theo sự chỉ đạo của Vươn, Quý đã tham gia làm hàng rào, trải rơm để ngăn cản đoàn cưỡng chế; tổ chức di chuyển người, tài sản để thuận lợi cho việc chống đối đoàn cưỡng chế.
     
    HĐXX khẳng định, đoàn công tác (tức người bị hại trong vụ án) có đủ điều kiện để khẳng định là những người thi hành công vụ.
     
    Tòa tuyên án:

    Các bị cáo sau phạm tội “Giết người” theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự.

    -  Đoàn Văn Vươn (SN 1963) bị tuyên phạt 5 năm tù;

    - Đoàn Văn Quý (1966): 5 năm tù;

    - Đoàn Văn Sịnh (SN 1957): 3 năm 6 tháng tù;

    - Đoàn Văn Vệ (SN 1974): 2 năm tù 

    Các bị cáo sau phạm tội chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ Luật Hình sự

    - Phạm Thị Báu (tức Hiền, SN 1982, vợ Đoàn Văn Quý) bị 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng

    - Nguyễn Thị Thương (SN 1970, vợ Đoàn Văn Vươn) bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng

    Cập nhật bởi themiracle ngày 05/04/2013 05:23:08 CH Edited

    the uncertainty

     
    23950 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #252325   01/04/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Nhìn khách quan:

    1. Mảnh đất đấy có được là do gia đình ông Vươn tạo nên từ mồ hôi, nước mắt và cả máu thịt của chính người trong gia đình. Nhà nước không tạo ra được nhiều giá trị ở đấy ngoài việc đưa ra cái văn bản quy định rằng cứ có đất trong biên giới VN là của nhà nước.

    2. Cho dù coi đất đấy là của Nhà nước, uh thì ông Vươn này "thuê". Nhưng chưa hết thời hạn thuê mà Nhà nước đã cho quân đội với súng ống vào cưỡng chế thu hồi, vậy thì có ngang gì ăn cướp !?

    3. Đối với những thằng ăn cướp, người bị cướp đương nhiên có quyền phòng vệ chính đáng. Không cần biết là cướp ngày hay cướp đêm, giặc hay quan.

    4. Quyền phòng vệ chính đáng không giới hạn việc sử dụng những biện pháp nguy hiểm, nhưng cần thiết để chống trả lại hành vi xâm phạm tới lợi ích của mình, bao gồm cả hành vi tước đoạt tính mạng.

    Tóm lại, ông Vươn và gia đình không phạm tội giết người cũng như chống người thi hành công vụ. Hành vi của ông cần phải được xem nó là phòng vệ chính đáng. Và thực tế diễn ra đúng như một hành vi phòng vệ chính đáng.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #252402   02/04/2013

    NguyenHoangAnh90
    NguyenHoangAnh90

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2013
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 14 lần


    Sáng nay bắt đầu xử trước vụ án ‘giết người’ ở Tiên Lãng

    Bắt đầu từ hôm nay, ngày 2/4, Toà án Hải Phòng sẽ mở phiên hai phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai những người có liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất đai tại xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

     
    Vụ việc tại Tiên Lãng đã đặt ra nhiều vấn đề về quản lý đất đai - Ảnh: Dân trí
    Phiên tòa thứ nhất sẽ được khai mạc vào sáng nay 2/4 và dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 5/4 để xét xử các tội danh “giết người” và “chống người thi hành công vụ”. Đối tượng của vụ án này là 6 anh em gia đình ông Đoàn Văn Vươn. 4 người trong đó, gồm ông Vươn và các ông Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng truy tố về “tội giết người”. Hai bà Phạm Thị Báu (vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị truy tố về tội “chống người thi hành công vụ”.
     
    Phiên tòa thứ hai sẽ khai mạc sáng 8/4, dự kiến kéo dài đến ngày 10/4, nhằm xét xử về các tội danh “hủy hoại tài sản công dân, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. 5 bị can nguyên là các cán bộ huyện Tiên Lãng, gồm: ông Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND huyện; ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó Chủ tịch huyện; ông Phạm Xuân Hoa, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện; ông Lê Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang; và ông Phạm Đăng Hoan, nguyên Bí thư Đảng ủy xã.
     
    Cả hai vụ án đều phát sinh từ vụ cưỡng chế trái phép đất của gia đình ông Vươn, xảy ra ngày 5/1/2012. Thực tế vụ án được này không có gì phức tạp, tuy nhiên lại được dư luận vô cùng quan tâm trong hơn một năm qua do được coi là đỉnh điểm xung đột về đất đai, của những bất cập về pháp luật đất đai và việc thực thi pháp luật ở các địa phương, dẫn đến những tổn thất to lớn về mặt chính trị, xã hội.
     
     
    Trần Yến

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenHoangAnh90 vì bài viết hữu ích
    themiracle (02/04/2013)
  • #252420   02/04/2013

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Thẩm phán chủ tọa là ông Phạm Đức Tuyên, Phó Chánh án TAND Hải Phòng. 07 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 6 bị cáo anh em nhà Đoàn Văn Vươn. Luật sư Nguyễn Việt Hùng bào chữa cho bị cáo Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý. Phía các bị hại mời một luật sư.

    Anh em nhà Đoàn Văn Vươn bị xét xử tại TAND Hải Phòng về hành vi giết người và chống người thi hành công vụ.

    Dưới đây là những hình ảnh mới nhất tại toà sáng nay (2/4):


    Ông Đoàn Văn Vươn ra tòa sáng 2/4. Ảnh: Hà Anh.
    Ông Đoàn Văn Vươn ra tòa sáng 2/4. Ảnh: Hà Anh.

    Toàn cảnh phiên xử. Ảnh: TTXVN.
    Toàn cảnh phiên xử. Ảnh: TTXVN.

     
    Báo quản trị |  
  • #252430   02/04/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Tại sao: Nhưng sai phạm của cán bộ huyện Tiên Lãng thì chỉ dừng lại ở việc người bị cách chức, người bị chuyển nơi công tác còn sai phạm của Đoàn Văn Vươn phải chờ Tòa xét xử? 

    Xin hỏi công lý nơi đâu?

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    daonhan (02/04/2013) anhdv352 (02/04/2013) tanphuocvo1987 (04/04/2013) themiracle (02/04/2013)
  • #252431   02/04/2013

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


    Trước tiên xin gửi lời chào tới toàn thể các thành viên Cộng đồng dân luật, các quý vị luật sư, các chuyên gia mặt pháp lý. Thực tiễn cho thấy vụ án Gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị khởi tố các tối danh "Giết người" và "Chống người thi hành công vụ" đã và đang thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội trong suốt thời gian qua. Xin phép gửi lời chúc tới Gia đình ông Vươn sớm vượt qua được vướng mắc trong vòng lao lý để ổn định lại cuộc sống đời thường của mình. Thông qua diễn đàn tôi cũng xin phép được đưa ra ý kiến của mình về việc Gia đình ông Vươn bị truy tố tội "Giết người" và "Chống người thi hành công vụ" đây là quan điểm chỉ mang tính chất tranh luận không nhằm một mục đích nào khác.

    Quan điểm của tôi: Gia đình ông Vươn không phạm tội "Giết người" vì các lẽ sau:

    Trước tiên: Hiện tại mảnh đất gia đình ông Vươn đang sinh sống và canh tác đó là công lao của ông và gia đình đã đổ những giọt mồ hôi, nước mắt và dòng "máu nhiệt huyết" và những hi sinh trên mảnh đất "Từ năm 1993, ông Vươn thực hiện việc quai đê lấn biển để nuôi trồng thủy sản. Ông khởi nghiệp bằng việc bán tài sản, vay mượn bạn bè, người thân và ngân hàng, chịu nhiều thiệt hại mất mát trong quá trình lấn biển, bao gồm cái chết của con gái đầu 8 tuổi bị rơi xuống cống chết đuối trong một lần theo bố mẹ ra đầm". theo http://vi.wikipedia.org. Để đến ngày hôm nay mảnh đất của Gia đình có thể mang lại giá trị kinh tế như ngày hôm nay. Gia đình Ông vươn sống trên đất nước Việt Nam cũng là một công dân Việt Nam và được hưởng những quyền hiến định theo quy định của pháp luật.

    Quyền công dân là gì: Tôi xin trích dẫn lời vị cha gia dân tộc Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Như vậy Gia đình ông Vươn có quyền sống, quyền lao động để tạo dựng lên những giá trị vật chất trên mảnh đất của mình. Hơn thế nữa với bản chất của người nông dân hiền lành, chất phát chịu thương chịu khó ông cũng không ngại khó nhọc đấu tranh với thiên nhiên để có những  "quả ngọt" như ngày hôm nay. Những thành quả chân chính từ sức lao động chính đáng của gia đình ông cần được Nhà nước, pháp luật bảo vệ để ông yên tâm hơn trong việc phát triển các hoạt động sản xuất của mình.

    Hơn thế nữa Gia đình ông Vươn cũng là người chấp hành đầy đủ chủ trương chính sách của nhà nước trong việc thuê đất, kê khai nộp thuế thuê đất hàng hàng năm. Nhưng chưa hết thời hạn thuê đất ông bị các cơ quan có thẩm quyền thù hồi đất trái với quy định của pháp luật cả về trình tự, và thủ tục quy định. Trong khi mảnh đất của ông là do ông cất công đầu tư sức người, sức của để tạo dựng lên. Do vậy nếu có hết thời hạn thuê đất thì theo quy định của pháp luật Gia đình ông Vươn sẽ được ưu tiên thuê mảnh đất trên.

    Nhưng không hiểu nguyên nhân gì mà các cơ quan trong huyện Tiên Lãng hết lần này đến lần khác đã cưỡng chế thu hồi trái pháp luật đối với mảnh đất trên. Gia đình ông cũng có khiếu nại, khiếu kiện đến cơ quan có thẩm quyền nhưng không được giải quyết. Khi mà quyền và lợi ích hợp pháp của ông không được đảm bảo hơn nữa nhiều lần việc thu hồi trái pháp luật khi mà công lao khai phá lấn biển, thành quả của ông bị "đổ xuống sông, xuống biển".

    Với những dồn lén về mặt tâm lý và trạng thái tinh thần kích động rất mạnh do hành vi vi phạm trước của cơ quan có thẩm quyền trong việc cưỡng chế thu hồi đất huy động lực lượng vũ trang, đến để cưỡng chế. Do vậy trước hành vi trên Gia đình ông Vươn không còn cách nào khác là phải tự mình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình khi bị đe dọa.

    Hơn nữa hành vi dùng súng "hoa cà, hoa cải" bắn vào bình ga của ông Vươn chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn tới chết người. Do vậy theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 như sau:

    Điều 8. Khái niệm tội phạm

    1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
    2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
    3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
    4. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

    Như vậy theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Bộ luật hình sự thì trong vụ việc trên của Gia đình ông Vươn hành vi của ông Vươn dùng súng "hoa cà hoa cải" bắn vào bình ga nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến chết người. Do vậy nếu xem xét kỹ các tình tiết, nguyên nhân khách quan của vụ án thì Gia đình ông Vươn không phạm tội "Giết người" theo quy định của Bộ luật hình sự.

    Trên đây là một vài ý kiến của tôi về vấn đề trên!

    Trân trọng!

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #252602   02/04/2013

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    leanhthu viết:

    ...

    Như vậy theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Bộ luật hình sự thì trong vụ việc trên của Gia đình ông Vươn hành vi của ông Vươn dùng súng "hoa cà hoa cải" bắn vào bình ga nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến chết người. Do vậy nếu xem xét kỹ các tình tiết, nguyên nhân khách quan của vụ án thì Gia đình ông Vươn không phạm tội "Giết người" theo quy định của Bộ luật hình sự.

    Trên đây là một vài ý kiến của tôi về vấn đề trên!

    Trân trọng!

     

     

    Bạn không nắm chắc tình tiết vụ án thì bào chữa sao cho trúng được?

    Không phải là bắn đạn hoa cải vào bình ga mà đạn hoa cải thì bắn vào người còn bình ga thì cài kíp nổ nhưng may mắn là nó không nổ mà chỉ bẹp thôi. Nếu ông Vươn biết cách làm và bình ga nổ thì tội trạng còn nặng hơn nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #252456   02/04/2013

    NguyenHoangAnh90
    NguyenHoangAnh90

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2013
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 14 lần


    Phát biểu trên FB cá nhân, nhà báo Huy Đức cho rằng :

     

    " Những phát súng và quả bom Đoàn Văn Vươn chỉ như tiếng trống kêu oan gióng lên trước Tam Pháp ty. Nhờ nó mà chính quyền trung ương nhận ra sự lạm quyền của chính quyền địa phương, nhận ra những bất hợp lý trong Luật Đất đai. Theo khoản 4, điều 8 của Bộ Luật Hình sự, thì hành vi của anh em nhà anh Vươn chưa cấu thành tội phạm (Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác)."

    Vụ xét xử sơ thẩm đang được tường thuật tại Người Đưa Tin, cơ quan của Hội Luật Gia Việt Nam.

    Đoàn Văn Vươn từ chối luật sư chỉ định, theo đó bị cáo Đoàn Văn Vươn cho rằng mình có thể tự bào chữa. Tuy nhiên, sáng nay Luật sư Nguyễn Việt Hùng đã có mặt để bào chữa cho bị báo.

    >> Tiếp tục cập nhật

    11h30 Phiên xét xử đã tạm nghỉ để, các bị cáo được đưa về phòng tạm giam. Phiên xét xử sẽ được tiếp tục vào chiều nay.

    9h50 Phiên tòa bắt đầu chuyển sang phần xét hỏi.

    9h10, HĐXX đọc căn cước các bị cáo. Trong phiên xét xử sáng nay, toàn bộ 12 luật sư bảo vệ cho các bị cáo và bị hại đều có mặt tại phiên tòa.

     

     Toàn cảnh phiên xử. Ảnh: TTXVN.

    Trong phiên sáng nay, Tòa thông báo triệu tập 8 nhân chứng nhưng chỉ 4 người có mặt. Bình gas do bị cáo kích nổ được mang ra làm vật chứng trước tòa.

    Tới 7h 10 phút sáng nay, xe chở các bị cáo được đưa vào tòa, đợi xét xử. Tới 8h10, các bị cáo được đưa ra phòng xử án.

    Bị cáo Đoàn Văn Vươn trước tòa sáng 2/4.

    Sáng sớm nay, hàng trăm chiến sĩ CA thành phố Hải Phòng với đủ các lực lượng: CSGT, CSTT, an ninh, dân phòng… đã tập kết từ rất sớm làm nhiệm vụ đảm bảo ANTT cho phiên xét xử anh em Đoàn Văn Vươn.

    Tại khu vực quanh tòa, lực lượng CA được bố trí chốt chặn hai đầu đường Lê Hồng Phong, cách tòa khoảng 300m, mọi phương tiện qua lại đường này đều bị chặn và phải di chuyển theo làn đường bên cạnh.

    Theo thông báo, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Đoàn Văn Vươn và người thân với tội danh "giết người, chống người thi hành công vụ" sẽ chính thức được bắt đầu từ 8h sáng nay (2/4) với 6 bị cáo bao gồm: Đoàn Văn Vươn (chủ đầm) cùng vợ và 3 anh em trai, 1 em dâu trong gia đình ông Vươn.

    Theo danh sách đăng ký trước phiên xét xử, phiên tòa hôm nay sẽ có sự tham dự của 12 luật sư bào chữa cho các bị cáo và bị hại. Trong đó, có 11 luật sư đăng ký tham dự để bào chữa cho bị cáo Đoàn Văn Vươn và các đồng phạm; có duy nhất một luật sư đăng ký bào chữa cho các bị hại trong vụ án này là Luật sư Dương Văn Thành (Đoàn luật sư Hải Phòng).

    Bị cáo Đoàn Văn Vươn được luật sư Nguyễn Việt Hùng, trưởng văn phòng luật sư Kinh Đô (Đoàn luật sư Hà Nội) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

    Dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra từ ngày 2/4 đến 5/4 dưới sự chủ trì của thẩm phán Phạm Đức Tuyên - Phó Chánh án TAND TP Hải Phòng.

    Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng: 4 bị cáo gồm Đoàn Văn Vươn (SN 1963); Đoàn Văn Quý (SN 1966); Đoàn Văn Sịnh (SN 1957); Đoàn Văn Vệ (SN 1974) bị đề nghị truy tố tội danh “ Giết người” được quy định tại Bộ luật hình sự (BLHS) có khung hình phạt 12-20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    Từ trái qua: Bị cáo Phạm Thị Báu và bị cáo Nguyễn Thị Thương

    Từ trái qua: Bị cáo Đoàn Văn Sịnh và bị cáo Đoàn Văn Vệ

    2 bị cáo nữ trong vụ án này là Nguyễn Thị Thương (SN 1970), (vợ ông Đoàn Văn Vươn) và Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Đoàn Văn Quý SN 1982) bị đề nghị truy tố tội danh “Chống người thi hành công vụ” có khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù.

    Các bị can Vươn, Quý, Sịnh, Thoại (em ruột Đoàn Văn Vươn) và Phạm Thái (là anh vợ Đoàn Văn Quý) còn có hành vi chống người thi hành công vụ nhưng đã bị khởi tố, truy tố về tội giết người nên không khởi tố, xử lý về tội chống người thi hành công vụ.

    Nhóm phóng viên

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenHoangAnh90 vì bài viết hữu ích
    duytri58 (13/04/2013)
  • #252489   02/04/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Cáo trạng vụ án ông Đoàn Văn Vươn của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hải Phòng ngày 04/01 /2013

    Ngày 18/3/2013 Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định số407/2013/HSST- QĐ đưa vụ án Đoàn Văn Vươn ra xét xử công khai.

    Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì bốn người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn gồm ông Vươn, ông Đoàn Văn Quý, ông Đoàn Văn Sịnh, ông Đoàn Văn Vệ bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng truy tố về “tội giết người” theo Điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự. Xét xử công khai từ ngày 2/4 - 5/4/2013, tại Toàn án nhân dân thành phố Hải Phòng.

    Còn bà Phạm Thị Báu, bà Nguyễn Thị Thương bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng truy tố về tội “chống người thi hành công vụ” theo điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ luật Hình sự. Xét xử công khai từ ngày 8/4 - 10/4/2013, tại Toàn án nhân dân thành phố Hải Phòng.

    Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng: Đường Lê Hồng Phong, phường Đằng Lâm, quận Hải An, Tp Hải Phòng.

    Quyết định của Viện kiểm sát

    Quyết định của Viện kiểm sát

    Quyết định của Viện kiểm sát

    Dưới đây là toàn văn CÁO TRẠNG của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hải Phòng, do Phó Viện trưởng ký thay Viện trưởng, ngày 04 tháng 01 năm 2013, gồm 13 trang:

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    themiracle (02/04/2013)
  • #252519   02/04/2013

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Bản cáo trạng vụ án như sau(theo vietnamnet):
     

    - Theo kết luận điều tra, do không chấp hành quyết định của UBND huyện Tiên Lãng nên từ tháng 12-2011 đến ngày 4-1-2012, Đoàn Văn Vươn tập hợp anh em ruột gồm Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại và Phạm Thái (là anh vợ ông Quý) đã bàn bạc thống nhất lên kế hoạch chuẩn bị thực hiện việc chống lại lực lượng cưỡng chế.
     
    Ông Vươn chỉ đạo Vệ đi mua súng còn Quý, Sịnh, Thoại, Thái cùng Báu, Thương, Đoàn Xuân Quỳnh (SN 1995, là con trai ông Vươn) cùng một số người khác làm 5 hàng rào tre dóc kín, chắn ngang đường vào khu cưỡng chế, rải kín rơm rạ từ hàng rào đến nhà hai ông Quý, Vươn.
     
    - Ngày 5-1, các lực lượng công an và bộ đội quân sự huyện Tiên Lãng, được phân công đi đầu để rà phá vật liệu gây nổ và thực hiện việc vật động thuyết phục lần cuối trước khi cưỡng chế. Khi tiếp cận hàng rào thứ nhất chắn đường vào nhà Đoàn Văn Quý (cách nhà 40m), thì Quý chập điện cho mìn và bình gas gây nổ nhưng không ai bị thương.
     
    Đoàn công tác tiếp cận hàng rào thứ 2 (cách nhà Quý 15m) thì Quý, Thái, Thoại nấp ở trong nhà dùng 2 khẩu súng bắn đạn hoa cải bắn 4 phát vào đoàn công tác làm 7 người bị thương.
     
    Tiếp đó, Quý chạy về phía đoàn công tác đổ can xăng vào rơm rạ và châm lửa đốt nhưng do thời tiết ẩm ướt nên không cháy.
     
    - Ngày 10/1/2012, ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Giết người". Bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và Phạm Thị Báu (vợ ông Quý) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ.
     
    - Ngày 10/2/2012, Thủ tướng Chính phủ kết luận các quyết định thu hồi, cưỡng chế 19,3 ha đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn là trái luật
     
    - 3/2012, hàng chục cán bộ tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) bị kiểm điểm, xử lý. Ngoài ra, tập thể Ban cán sự Đảng UBND Hải Phòng bị kỷ luật khiển trách.
     
    - 1/2013, nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền bị khởi tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
     
    Nguyên phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh và 3 bị can Phạm Xuân Hoa (nguyên trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện, phó trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế), Lê Thanh Liêm (nguyên chủ tịch xã Vinh Quang) và Phạm Đăng Hoan (nguyên bí thư xã) đã bị xử lý hình sự về tội "Hủy hoại tài sản". 
     
    Ở dòng chữ đỏ nền vàng bôi đậmNgày 10/2/2012, Thủ tướng kết luận các quyết định thu hồi, cưỡng chế 19,3 ha đầm tôm của gia đình ông Vươn đều trái luật
     
    <== vậy , nếu khép vào khoản d, mục 1, điều 93 thì HOÀN TOÀN TRÁI VỚI KẾT LUẬN của THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daonhan vì bài viết hữu ích
    duytri58 (13/04/2013)
  • #252532   02/04/2013

    NguyenHoangAnh90
    NguyenHoangAnh90

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2013
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 14 lần


    Tin cập nhật trên Tuổi Trẻ:

    Xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn: Làm rõ hành vi phạm tội

    TTO - Sáng 2-4, TAND thành phố Hải Phòng mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn và đồng phạm "giết người, chống người thi hành công vụ” xảy ra vào ngày 5-1-2012.

    Phiên tòa diễn ra dưới sự chủ tọa của thẩm phán Phạm Đức Tuyên.

    Tại phần xét hỏi, bị cáo Đoàn Văn Vươn đã thừa nhận mọi hành vi phạm tội của mình, từ việc tổ chức mua súng, thuốc nổ để chống lại lực lượng cưỡng chế.

     

    Bị cáo Đoàn Văn Vươn tại tòa - Ảnh: Minh Quang

    8g sáng, hai bị cáo được tại ngoại gồm Nguyễn Thị Thương (43 tuổi, vợ của ông Vươn) và Phạm Thị Báu (tức Hiền, 31 tuổi, vợ của Đoàn Văn Quý) vào phòng xét xử. Tiếp đó, các bị cáo Đoàn Văn Vươn (50 tuổi), Đoàn Văn Quý (47 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (56 tuổi), Đoàn Văn Vệ (39 tuổi) được dẫn giải vào phòng xét xử.

    Phiên tòa có sự tham gia đầy đủ của 12 luật sư gồm 11 luật sư bào chữa cho các bị cáo và 1 luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị hại.

    HĐXX cũng đưa thêm các vật chứng của vụ án gồm hai bình gas, dây dẫn kíp nổ... là công cụ được các bị cáo sử dụng gây án.

     

    Quang cảnh phiên tòa - Ảnh: Minh Quang

    Đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố đã công bố cáo trạng. Theo đó, năm 1993, Đoàn Văn Vươn được UBND huyện Tiên Lãng giao 21 ha đất bãi bồi ngoài đê biển quốc gia thuộc xã Vinh Quang với thời hạn sử dụng 14 năm kể từ ngày 4-10-1993.

    Trong quá trình đắp bờ, ông Vươn đã lấn chiếm ra ngoài diện tích được giao 19,3 ha, UBND huyện Tiên Lãng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tiếp tục giao bổ sung phần đất lấn chiếm này cho ông Vươn để nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng đến ngày 4-10-2007.

    Ngày 7-4-2009, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định số461/QĐ-UBND thu hồi diện tích 19,3 ha đất nói trên do hết thời hạn sử dụng.

    Do không đồng ý với quyết định thu hồi đất, ông Vươn đã khởi kiện đến Tòa hành chính Tòa án nhân dân TP Hải Phòng. Sau khi Tòa hành chính Tòa án nhân dân TP Hải Phòng giải quyết và giữ nguyên Quyết định số461/QĐ-UBND, ngày 24-11-2011, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định số3307/QĐ-UBND về việc cưỡng chế thu hồi đất đối với diện tích 19,3 ha và ban hành kế hoạch tổ chức cưỡng chế.

    Quyết định thu hồi đất và kế hoạch cưỡng chế được UBND huyện thông báo cho ông Vươn, đồng thời chỉ đạo tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương giải thích, vận động nhưng ông Vươn vẫn không chấp nhận.

    Sau khi nhận được thông báo của UBND huyện về việc cưỡng chế thu hồi đất đầm, ông Vươn đã nhiều lần cùng anh em trong gia đình gồm Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại, Phạm Thái bàn bạc quyết tâm giữ lại khu đầm bằng mọi cách, ý đồ chuyển từ tranh chấp dân sự hành chính sang vụ án hình sự.

    Các bị cáo đã làm hàng rào ngăn lối đi, làm mìn tự tạo chôn trên đường vào, mua xăng để đốt và dùng súng hoa cải bắn vào lực lượng cưỡng chế.

    Sáng 5-1-2012, khi tổ công tác số 3 của UBND huyện Tiên Lãng tiến hành rà phá vật liệu cháy, nổ trên đường dẫn vào khu đầm do Vươn đang quản lý, đến sát hàng rào thứ nhất cách nhà ông Quý khoảng 40m, ông Quý đã kích nổ mìn tự tạo làm bình gas tung lên, nhưng do bình gas không phát nổ nên không ai bị thương.

    Tổ công tác thực hiện trách nhiệm của mình tiếp tục tiến đến hàng rào thứ hai thì bị ông Quý dùng súng hoa cải bắn. Sau đó, Quý tiếp tục cầm khẩu súng thứ hai bắn vào nhóm bên phải chuồng chăn nuôi làm một số người bị thương... Ông Quý và ông Thoại cầm súng bỏ trốn.

    Hành vi của các bị cáo đã làm 7 người bị thương, có người bị thương tích giảm 43% sức lao động.

    Đại diện viện kiểm sát khẳng định hành vi của các bị cáo Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Sịnh phạm tội giết người; các bị cáo Phạm Thị Báu, Nguyễn Thị Thương phạm tội chống người thi hành công vụ.

    Tại phần xét hỏi, bị cáo Vươn đã khai nhận hành vi phạm tội của mình. Cụ thể, sau khi nhận được thông báo về việc cưỡng chế, các bị cáo đã bàn bạc về việc làm hàng rào để ngăn cản lực lượng cưỡng chế, đặt mìn và sử dụng súng bắn.

     

    Bị cáo Đoàn Văn Quý - Ảnh: Minh Quang

     

    Bị cáo Đoàn Văn Sịnh - Ảnh: Minh Quang

     

    Bị cáo Đoàn Văn Vệ - Ảnh: Minh Quang

     

    Bị cáo Nguyễn Thị Thương- Ảnh: Minh Quang

     

    Bị cáo Phạm Thị Báu - Ảnh: Minh Quang

    MINH QUANG - THÂN HOÀNG

    Đại diện viện kiểm sát khẳng định hành vi của các bị cáo Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Sịnh phạm tội giết người; các bị cáo Phạm Thị Báu, Nguyễn Thị Thương phạm tội chống người thi hành công vụ.

     

    Đại diện viện kiểm sát khẳng định anh Vươn phạm tội chống người thi hành công vụ. Hi vọng bản án sẽ nhẹ cho a Vươn và người trong  gia đình.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenHoangAnh90 vì bài viết hữu ích
    duytri58 (13/04/2013)
  • #252961   04/04/2013

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Viện kiểm sát vừa đề nghị mức án:
    Đoàn Văn Vươn: 5- 6 năm tù.
    Đoàn Văn Quý: 4 năm 6 tháng - 5 năm tù.
    Đoàn Văn Sinh: 3 năm 6 tháng- 4 năm tù.
    Đoàn Văn Vệ: 20- 30 tháng tù cho hưởng án treo. Về tội giết người theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật hình sự.
    Còn 2 bị cáo Phạm Thị Báu: 18- 24 tháng treo.
    Nguyễn Thị Thương: 15- 18 tháng treo cho thử thách...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daonhan vì bài viết hữu ích
    tanphuocvo1987 (04/04/2013)
  • #253033   04/04/2013

    Pham_U_No
    Pham_U_No

    Male
    Mầm

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2013
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 22 lần


    Ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị mức án 5-6 năm tù

    (GDVN) - Sáng ngày 4/4, Viện KS đã đưa ra mức án đề nghị cho các bị cáo trong vụ án Đoàn Văn Vươn. Theo đó, nặng nhất là bị cáo Đoàn Văn Vươn với mức án 5-6 năm tù, Đoàn Văn Quý 4,5-5 năm tù… nhẹ nhất là Nguyễn Thị Thương 15-18 tháng tù cho hưởng án treo.

     

    Ông Vươn tại tòa. (ảnh Tiền phong)

    Bị cáo Đoàn Văn Vươn với mức án đề nghị từ 5 đến 6 năm tù.

    Tờ Người lao động đưa tin về diễn biến phiên xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP Hải Phòng xét xử vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại đầm tôm hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn vào ngày 5-1-2012.

    Hôm nay đã bước sang ngày xét xử thứ ba, ngay buổi sáng, đại diện của Viện Kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng đã đưa ra mức án đề nghị với tội danh “Giết người”cho các bị cáo trong vụ án. Theo đó, nặng nhất là bị cáo Đoàn Văn Vươn với mức án đề nghị từ 5 đến 6 năm tù.

    Tờ Vnexpress dẫn nguồn tin theo VKS, ông Vươn là người bàn bạc kế hoạch chống đoàn cưỡng chế, mua súng, hướng dẫn các bị cáo "dàn trận". Ông chủ đầm tôm tại Tiên Lãng bị coi là người có vai trò cao nhất trong vụ án giết người và chống người thi hành công vụ.

    Cơ quan công tố nhận thấy, ông Vươn thành khẩn khai báo, chưa tiền án tiền sự, từng phục vụ trong quân đội nên đề nghị HĐXX cho hưởng mức án thấp dưới khung hình phạt truy tố.


    Theo Viện kiểm sát đánh giá, hành vi của các bị cáo rất quyết liệt. Đến hàng rào thứ nhất đã cho nổ mìn, hàng rào thứ 2 thì bắn súng hoa cải. Khi người bị hại bị thương, các bị cáo tiếp tục bắn và dùng rơm đốt. Khi sử dụng 2 khẩu súng trên ở khoảng cách 20 mét có thể gây sát thương cao, nguy hiểm tính mạng. Như vậy, với ý thức chủ quan và hành vi khách quan, đã có đủ căn cứ khẳng định các bị cáo vi phạm vào tội Giết người.

    - PV Nguyễn Quyết (báo Người lao động)


    Bị cáo Đoàn Văn Quý bị đánh giá tích cực tham gia chống đối, thực hiện quyết liệt, có vai trò sau anh trai - ông Vươn, Trong quá trình điều tra, ông Quý thành khẩn, chỉ ra nơi cất giấu súng. Do vậy, VKS áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, đề nghị phạt 54-60 tháng tù.

    Bị cáo Đoàn Văn Sịnh được đánh giá là đồng phạm giúp sức, nhân thân tốt, đề nghị phạt 42-48 tháng tù.

    Từng là người giúp sức cho ông Vươn mua súng, Đoàn Văn Vệ bị đánh giá "chuẩn bị phạm tội", có vai trò thấp nhất nên được áp dụng mức phạt thấp nhất của tội giết người, 20-30 tháng tù treo.

    Hai nữ bị cáo Phạm Thị Báu và Nguyễn Thị Thương được xác định có vai trò như nhau, nhận thức hạn chế, tham gia chống người thi hành công vụ là vì người thân trong gia đình nên đề nghị phạt lần lượt 18-24 tháng và 15-18 tháng.

    Tờ Người lao động phân tích: Tình tiết giảm nhẹ cho Đoàn Văn Vươn là quá trình điều tra thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, từng tham gia quân đội. Hậu quả giết người chưa xảy ra. Do vậy, hình phạt áp dụng có thể thấp hơn khởi điểm khung hình phạt.

    Bị cáo Quý vừa tham gia bàn bạc vừa thừa hành tích cực, bố trí mìn, sử dụng súng bắn. Thực hiện hành vi rất quyết liệt nên vai trò thứ 2 sau Vươn. Bị cáo Quý sau đó ra đầu thú, nhân thân chưa có tiền án tiền sự, chưa xảy ra hậu quả chết người.



    Các bị cáo tại phiên tòa. (ảnh NLD)



    Bị cáo Sịnh, tham gia bàn bạc, góp tiền mua súng, nắm tình hình… với vai trò giúp sức. Song do từng trong quân đội, nhân thân tốt, phạm tội chưa đạt. Bị cáo Vệ giúp các bị cáo chủ mưu. Vệ tham gia đồng phạm giúp sức ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Trong giai đoạn điều tra thành khẩn khai báo, chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Vệ được áp dụng hình phạt thấp nhất, có thể cho cải tạo ở ngoài xã hội.

    Các khám nghiệm hiện trường, vật chứng thu được đã chứng minh cho hành động của các bị cáo.

    Do đó có đủ căn cứ kết luận, các bị cáo Vươn, Quý, Sịnh, Vệ đã nhiều lần bàn bạc, thống nhất dựng hàng rào ngăn chặn đoàn cưỡng chế đến các hành động nguy hiểm như dùng súng hoa cải, mìn tự tạo để chống lại đoàn cưỡng chế.

    Hiểu rõ tầm nguy hiểm của các loại vật liệu nổ, súng hoa cải, bất chấp hậu quả chết người các bị cáo vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra. Hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của các bị cáo. Trong vụ án này, Vươn là người chủ mưu, Quý là người tích cực, Vệ, Sịnh là giúp sức.

    Viện kiểm sát cũng bác bỏ quan điểm cho rằng, do quyết định thu hồi đất không đúng nên thu hồi đất là trái pháp luật nên hành động của các bị cáo là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

    Theo Viện kiểm sát, có đủ căn cứ để thấy quan điểm này không phù hợp: Đó là các bị cáo đã dùng mìn, súng để tước đoạt sinh mạng của người khác; những người bị hại là chiến sĩ công an, cán bộ thực hiện mệnh lệnh của cấp trên, thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, không có mâu thuẫn với các bị cáo, không biết quyết định đúng cưỡng chế hay sai; những người bị hại không có lỗi với các bị cáo, không có mâu thuẫn; với mục đích chuyển vụ án hành chính dân sự sang hình sự, các bị cáo đã chuẩn bị mìn, súng để tấn công người thi hành công vụ. 



    Bị hại đề nghị giảm nhẹ cho bị cáo

    Tờ Tiền Phong dẫn nguồn tin từ phiên tòa: Trước đó, các bị hại là cán bộ công an, quân đội đều không yêu cầu bị cáo Đoàn Văn Vươn và đồng phạm bồi thường thiệt hại. Nhiều người còn đề nghị hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo.

    Theo kết quả điều tra, 7 cán bộ công an, quân đội trên là những người bị thương trong vụ ông Đoàn Văn Vươn cùng người thân chống trả lực lượng cưỡng chế thu hồi đầm sáng 5/1/2012. Nhiều nạn nhân đến nay vẫn còn những mảnh đạn chì trong cơ thể.

    Năm cán bộ Công an huyện Tiên Lãng gồm cựu Trưởng Công an huyện Lê Văn Mải bị 8 vết thương, mất 25% sức lao động; Vũ Anh Tuấn bị 23 vết thương, giảm 22% sức lao động; Đỗ Xuân Trường bị 9 vết thương, trong đó có nhiều vết thương vào mắt trái, giảm 35% sức lao động; Đào Văn Đức giảm 1% sức lao động; Nguyễn Văn Phong giảm 18% sức lao động.

    Hai cán bộ Ban chỉ huy Quân sự huyện Tiên Lãng gồm các ông Đào Trọng Dũng và Lê Văn Ghi, theo giám định bị mất lần lượt 8% và 43% sức lao động. Số tiền chữa trị cho các cảnh sát, quân nhân này đều đã được Công an và BCH Quân sự huyện Tiên Lãng chi trả...

    Khi được HĐXX hỏi, các bị hại đều không yêu cầu các bị cáo bồi thường thiệt hại. Bị hại Vũ Anh Tuấn nói: “Các bị cáo vi phạm pháp luật nhưng một phần do bức xúc nên đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo”. Bị hại Đỗ Xuân Trường cũng nói “Nhất trí với ý kiến đồng chí Tuấn”...


    Trước đó, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng: 4 bị cáo gồm Đoàn Văn Vươn (SN 1963), Đoàn Văn Quý (SN 1966), Đoàn Văn Sịnh (SN 1957), Đoàn Văn Vệ (SN 1974) bị đề nghị truy tố trước tòa tội danh “ Giết người” được quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự (BLHS), có khung hình phạt từ 12 năm đến chung thân hoặc tử hình.

    Hai bị cáo nữ trong vụ án này là Nguyễn Thị Thương (SN 1970, vợ ông Đoàn Văn Vươn) và Phạm Thị Báu (tức Hiền, SN 1982, vợ ông Đoàn Văn Quý ) bị đề nghị truy tố ra trước tòa tội danh “Chống người thi hành công vụ” được quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 BLHS, có khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù.

    N. Quyết (Người lao động)
     

    50b4dhv@gmail.com

    Sdt 01649871460

    Phạm Thái Học

     
    Báo quản trị |  
  • #253044   04/04/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Bài viết  "Trao đổi về bài viết: Tội "giết người" không có người chết?" đăng trên tạp chí Tia Sáng.(tiasang.com.vn)

     

    Nguyễn Minh Tuấn (CHLB Đức)
     
    Bài viết Tội "giết người" không có người chết? của TS. Nguyễn Sĩ Phương (Tia sáng 20/2/2012)* có rất nhiều thông tin thú vị, thiết thực, đề cập những vấn đề bức xúc hiện nay. Tuy nhiên, tôi thấy cũng còn một vài vấn đề chưa rõ, rất mong được trao đổi, học hỏi thêm về mặt khoa học cùng với tác giả và bạn đọc, như sau:
    -    Cần phân biệt “tội giết người đã hoàn thành” và “tội giết người chưa đạt”

    TS. Nguyễn Sĩ Phương cho rằng: "Không luật pháp quốc gia tiên tiến nào cáo buộc phi thực tế, khép tội giết người lại không có người chết như vậy cả. Trong trường hợp này, pháp luật ở ta đã không hội nhập cộng đồng thế giới. Ở họ dấu hiệu đầu tiên cấu thành tội danh giết người phải có bằng chứng là nạn nhân đã chết. [….]Trong khi đó ở Việt Nam, nhiều tài liệu kể cả từ điển mở tiếng Việt, lại định nghĩa: “Hành vi giết người là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người”, “Có khả năng gây ra”, chứ không phải đã gây ra, mang thì tương lai, tức hành vi phạm tội chưa hoàn thành, nhưng vẫn bị khép tội, hoàn toàn mâu thuẫn với nguyên lý, chỉ được phép khép tội khi hành vi tội phạm đã hoàn thành.”

    Tôi cho rằng luận điểm này của tác giả đưa ra về pháp luật Việt Nam là chưa thực sự thuyết phục. Theo Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam 2009, đối với tội giết người (các Điều liên quan từ Điều 93 trở đi), hậu quả chết người vẫn là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm hoàn thành.

    Vấn đề đặt ra là có những trường hợp trên thực tế chủ thể thực hiện hành vi cố ý giết người, mong muốn cho hậu quả xảy ra, nhưng hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của chủ thể đó. Xin nêu một ví dụ, năm 2009 có trường hợp một người phụ nữ tên là D. đã thực hiện một hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, do ghen tuông mà D. đã dùng chiếc kim khâu bao tải dài đến 8cm đâm vào đầu một cháu bé mới 40 ngày tuổi để trả thù tình địch, nhưng rất may là cháu bé đã thoát chết. Vấn đề ở đây là hung thủ chưa giết người thành công (theo cách nói của tác giả chưa có “người chết”) là do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của D.1 Vậy trường hợp này sẽ xử lý như thế nào?

    Do yêu cầu phải xử lý đồng bộ các hành vi nguy hiểm cho xã hội2, trong trường hợp này nhà làm luật Việt Nam đã dự liệu rằng nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan, nằm ngoài ý muốn của người phạm tội thì hành vi phạm tội vẫn có thể bị coi là tội giết người chưa đạt (khi có lỗi cố ý trực tiếp) theo Điều 18 BLHS 2009 hoặc là tội cố ý gây thương tích (khi có lỗi cố ý gián tiếp) theo Điều 104 BLHS 2009.

    Trở lại trường hợp đã nêu ở trên, muốn xác định D có phạm tội giết người chưa đạt không, cần phải chứng minh ý chí của người phạm tội có mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng hậu quả đã không xảy ra do các nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội không. Nếu xác định được đúng như vậy, D. vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt.3 Do hậu quả chưa xảy ra (cháu bé vẫn còn sống), nên thực hiện chính sách nhân đạo của nhà nước, D sẽ được xử lý nhẹ hơn tội giết người đã hoàn thành. Hay nói cách khác, không có hậu quả “người chết” nhưng theo pháp luật Việt Nam đây vẫn là “tội giết người chưa đạt”.

    -    Luật pháp của Đức có qui định về phạm tội chưa đạt và vấn đề phòng vệ chính đáng

    Thứ nhất, ở Đức cũng có qui định hành vi phạm tội chưa đạt (Tiếng Đức: Der Versuch/ Tiếng Anh: The Attempt) tại các Điều 22, 23, 24 Bộ luật hình sự4, theo đó tại Điều 23 Khoản 2, tội phạm chưa đạt có thể được xử phạt nhẹ hơn hành vi phạm tội hoàn thành.5 Mức độ miễn giảm cụ thể ra sao được qui định tại Điều 49 Khoản 1 Bộ luật hình sự. Như vậy, Bộ luật hình sự của Đức bên cạnh việc qui định tội phạm hoàn thành, cũng đã dự liệu cho cả những trường hợp phạm tội chưa đạt. Hay nói cách khác, những trường hợp cố ý giết người nhưng chưa đạt vì lý do khách quan vẫn bị xử lý theo qui định của pháp luật Đức.6

    Thứ hai, phòng vệ chính đáng thì không bị coi là tội phạm. Tác giả cho rằng: “[…] hành động chống cự đó chỉ được coi phạm tội ở dạng tự vệ khẩn cấp, như Đức quy định tại điều 32 Bộ Luật Hình sự của họ”. Thông tin này theo tôi là không chính xác. Điều 32 Khoản 1 Bộ luật hình sự Đức không coi phòng vệ chính đáng (hay theo tác giả dịch là tự vệ khẩn cấp - Notwehr) là hành vi phạm tội. Điều khoản này qui định: Bất cứ ai thực hiện hành vi tự vệ khẩn cấp thì hành vi đó không bị coi là trái luật.

    Thứ ba, tác giả đã nêu: “Như ở Đức tội danh này được quy định tại điều 215 Giết người, điều 216 Bức tử, điều 212 Làm chết người không chủ đích, điều 222 Ngộ sát, và điều 32 Làm chết người do tự vệ khẩn cấp.” Sau khi tra cứu lại thì tôi thấy có sự không thống nhất giữa trích dẫn của tác giả và những Điều luật hiện hành của Bộ luật hình sự Đức7 và có kết quả khác như sau:

    Trích dẫn của tác giả

    Điều luật tra cứu trong Bộ luật hình sự của Đức (có chú thích tham khảo dịch nghĩa theo cách hiểu của tôi)

    Điều 215 Giết người

    Điều 215 đã bị hủy bỏ (weggefallen)

    Điều 211 - Tội giết người trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, mức xử phạt: tù trung thân, mức cao nhất trong BLHS của Đức (Tiếng Đức: Mord/ Tiếng Anh: Murder under specific aggravating circumstances).8

    Điều 216 Bức tử

    Điều 216 Tötung auf Verlangen - Tội giúp người khác tự sát, mức xử phạt: phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm (Tiếng Đức: Tötung auf Verlangen/ Tiếng Anh: voluntary euthasasia, assisted suicide).9

    Điều 212 Làm chết người không chủ đích

    Điều 212 Totschlag - Tội giết người (không thuộc trường hợp giết người trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng của Điều 211), mức xử phạt: không dưới 5 năm tù (Tiếng Đức: Totschlag/ Tiếng Anh: Murder).10

    Điều 222 Ngộ sát

    Điều 222 Fahrlässige Tötung - Tội vô ý giết người, mức xử phạt: bị phạt tù đến 5 năm hoặc bị phạt tiền (Tiếng Đức: Fahrlässige Tötung / Tiếng Anh: negligent homicide).11

    Điều 32 Làm chết người do tự vệ khẩn cấp

    Điều 32 Notwehr - Phòng vệ chính đáng (Tiếng Đức: Notwehr/ Tiếng Anh: self-defence)12


     
    Như vậy qua phân tích ở trên có thể thấy, luật pháp Việt Nam và luật pháp CHLB Đức đều phân biệt rõ hành vi phạm tội chưa đạt và phạm tội đã hoàn thành. Mục đích của qui định này là không làm oan người vô tội và không để lọt tội phạm, đồng thời phải xử lý đồng bộ các hành vi nguy hiểm cho xã hội.

    -    Quan điểm về trường hợp của Đoàn Văn Vươn

    Liên quan đến vụ gia đình anh Vươn, tôi đồng tình với quan điểm của tác giả khi cho rằng không nên cáo buộc tội giết người trong khi vụ việc đang được tiến hành điều tra.
    Đi vào cụ thể, tôi cho rằng cần làm rõ anh Vươn “có ý định giết người” hay không hay hành vi của anh chỉ là “phòng vệ chính đáng” theo Điều 15 khoản 1 BLHS 2009.
    Thực tế, muốn xác định chính xác cần phải nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách đầy đủ, toàn diện, tỉ mỉ, trong đó cần chú trọng đánh giá các nội dung, diễn biến của các yếu tố khác nhau như:

    - Địa điểm nơi anh Vươn thực hiện hành vi (Khi xem xét hành vi của anh Vươn cũng cần hết sức lưu ý rằng địa điểm thực hiện hành vi là chỗ ở riêng của họ, hoàn toàn không nằm trong diện tích đất bị cưỡng chế)

    - Hoàn cảnh cụ thể mà người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội (Cần xem xét rằng hành vi của anh Vươn thực chất là chống trả lại người đang có hành vi trái pháp luật trực tiếp xâm phạm lợi ích chính đáng của mình, xâm hại chỗ ở hợp pháp của mình một cách cần thiết).

    - Mối quan hệ giữa nạn nhân và anh Vươn như thế nào, nhất là mâu thuẫn giữa đôi bên sâu sắc ở mức nào (Cần lưu ý là gia đình Đoàn Văn Vươn đã tiến hành các thủ tục theo đúng qui định pháp luật, gia đình anh đã khởi kiện lên Tòa án huyện, khởi kiện tiếp lên Tòa án tỉnh thì không được giải quyết…)

    - Tác dụng, tính năng của loại phương tiện mà anh Vươn sử dụng, cách thức tiến hành trên thực tế (Súng hoa cải mức độ sát thương ra sao, với loại súng tự tạo, có đủ gây chết người không);

    - Hành vi tấn công, cường độ tấn công của hành vi có mức độ mãnh liệt ra sao;

    - Vị trí tấn công trên cơ thể nạn nhân (Xem xét vị trí tấn công đó có chứa đựng khả năng chết người hay không);

    - Động cơ nào đã thúc đẩy anh Vươn thực hiện hành vi đó (Cần xem xét động cơ thực hiện hành vi của anh Vươn là để bảo vệ tài sản, tính mạng, bảo vệ gia đình);

    - Thái độ của anh Vươn biểu hiện trước và sau khi sự việc đã xảy ra như thế nào v.v…

    Trên thực tế, tôi cho rằng chính việc giao đất, thu hồi đất và việc cưỡng chế sai trái là nguồn gốc dẫn đến hành vi chống trả của anh em Đoàn Văn Vươn. Đến nay khi mà hành vi thu hồi đất, cưỡng chế của chính quyền đã được kết luận là bất hợp pháp (dù là từ phía Thủ tướng chính phủ, không phải Tòa án), thì vấn đề đặt ra là có nên xem xét hành vi của anh Vươn theo hướng là một hành vi phòng vệ chính đáng theo Điều 15 Khoản 1 BLHS 2009 hay không?

    Vụ việc Tiên Lãng xét rộng ra thực chất không chỉ là việc của gia đình anh Vươn mà còn liên quan đến số phận của hàng triệu người nông dân có đất và đang trong nguy cơ mất đất khác trên cả nước. Người dân rất nóng lòng chờ đợi và hy vọng với cách xử lý vấn đề hợp tình hợp lý, chính quyền sẽ tạo được niềm tin với nhân dân, đem lại nhiều điều tốt đẹp không chỉ với gia đình anh Vươn, mà còn với tất cả những người nông dân cả nước.

    ---

    * http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&News=4917&CategoryID=42

    1. Xem cụ thể bài viết: Cháu bé 40 ngày tuổi bị kim khâu lốp đóng ngập đầu, đăng ngày 11/11/2009, tại đây: http://www.vtc.vn/2-231279/xa-hoi/chau-be-40-ngay-tuoi-bi-kim-khau-lop-dong-ngap-dau.htm.

    2. Xem thêm: Trịnh Tiến Việt, Về tội phạm chưa đạt và một số hình thức phạm tội khác trong quá trình thực hiện tội phạm, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà nội, Luật học 25 (2009), tr. 125–133.

    3. Xem thêm ý kiến bình luận của Luật sư Phạm Hồng Hải trong bài viết Vụ đâm kim xuyên não: Giết người vì động cơ đê hèn, đăng ngày 16/11/2009, truy cập tại địa chỉ: http://www.baomoi.com/Home/HinhSu/vtc.vn/Luat-su-Pham-Hong-Hai-Chac-chan-la-toi-giet-nguoi/3505030.epi

    4. Bộ luật hình sự của Đức (Strafgesetzbuch - StGB) được thông qua lần đầu ngày 15/5/1871, có hiệu lực 1/1/1872, sửa đổi, bổ sung gần nhất ngày 6/12/2011, hiệu lực lần sửa đổi gần nhất từ ngày 14/12/2011.

    5. Nguyên văn Tiếng Đức: „§ 23 Strafbarkeit des Versuchs (2) Der Versuch kann milder bestraft werden als die vollendete Tat.“/ Dịch tham khảo Tiếng Anh: “Section 23 (2) An attempt may be punished more leniently than the completed offence”.

    6. Nguyên văn Tiếng Đức: „§ 32 (1) Wer eine Tat begeht, die durch Notwehr geboten ist, handelt nicht rechtswidrig.“/ Dịch tham khảo Tiếng Anh: “Section 32 (1) A person who commits an act in self-defence does not act unlawfully”.

    7. Truy cập trang web chính thức của Bộ Tư pháp liên bang Đức (Bundesministerium der Justiz), ngày 21/2/2012, truy cập tại địa chỉ  http://www.gesetze-im-internet.de/stgb/index.html hoặc Cổng thông tin pháp luật Đức (Dejure) tại địa chỉ: http://dejure.org/gesetze/StGB (Tình trạng cập nhật văn bản luật (Gesetzesstand): 14/2/2012).

    8. Nguyên bản Tiếng Đức: „§ 211 Mord (1) Der Mörder wird mit lebenslanger Freiheitsstrafe bestraft. (2) Mörder ist, wer aus Mordlust, zur Befriedigung des Geschlechtstriebs, aus Habgier oder sonst aus niedrigen Beweggründen, heimtückisch oder grausam oder mit gemeingefährlichen Mitteln oder um eine andere Straftat zu ermöglichen oder zu verdecken, einen Menschen tötet.“ Dịch tham khảo Tiếng Anh: “Section 211 - Murder under specific aggravating circumstances (1) Whosoever commits murder under the conditions of this provision shall be liable to imprisonment for life. (2) A murderer under this provision is any person who kills a person for pleasure, for sexual gratification, out of greed or otherwise base motives, by stealth or cruelly or by means that pose a danger to the public or in order to facilitate or to cover up another offence.”

    9. Nguyên bản Tiếng Đức: „§ 216 Tötung auf Verlangen (1) Ist jemand durch das ausdrückliche und ernstliche Verlangen des Getöteten zur Tötung bestimmt worden, so ist auf Freiheitsstrafe von sechs Monaten bis zu fünf Jahren zu erkennen. (2) Der Versuch ist strafbar”./ Dịch tham khảo Tiếng Anh: “Section 216 - voluntary euthasasia, assisted suicide (1) If a person is induced to kill by the express and earnest request of the victim the penalty shall be imprisonment from six months to five years. (2) The attempt shall be punishable”.

    10. Nguyên bản Tiếng Đức: “§ 212 Totschlag (1) Wer einen Menschen tötet, ohne Mörder zu sein, wird als Totschläger mit Freiheitsstrafe nicht unter fünf Jahren bestraft. (2) In besonders schweren Fällen ist auf lebenslange Freiheitsstrafe zu erkennen.“/  Dịch tham khảo Tiếng Anh: “Section 212 Murder (1) Whosoever kills a person without being a murderer under section 211 shall be convicted of murder and be liable to imprisonment of not less than five years. (2) In especially serious cases the penalty shall be imprisonment for life”.

    11. Nguyên bản Tiếng Đức: „§ 222 Fahrlässige Tötung - Wer durch Fahrlässigkeit den Tod eines Menschen verursacht, wird mit Freiheitsstrafe bis zu fünf Jahren oder mit Geldstrafe bestraft.“ Dịch tham khảo Tiếng Anh: “Section 222 Negligent homicide - Whosoever through negligence causes the death of a person shall be liable to imprisonment of not more than five years or a fine.”

    12. Nguyên bản Tiếng Đức: „§ 32 (1) Wer eine Tat begeht, die durch Notwehr geboten ist, handelt nicht rechtswidrig.“/ Dịch tham khảo Tiếng Anh: “Section 32 (1) A person who commits an act in self-defence does not act unlawfully”.

     

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn themiracle vì bài viết hữu ích
    diep_y_tuyen (05/04/2013)
  • #253048   04/04/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Chống người thi hành “công vụ sai” có phạm tội không?

    TT - Tội “chống người thi hành công vụ”, mà trung tâm là xác định thế nào là công vụ, vốn là một đề tài tranh luận không dứt trong suốt lịch sử phát triển nhà nước pháp quyền.

     

     

    Ông Nguyễn Đình Lộc - Ảnh: Nguyễn Khánh

    Việc chống lại một người/lực lượng thi hành một công vụ sai thì có bị coi là phạm tội “chống người thi hành công vụ” không? Trang Pháp luật & cuộc sống xin giới thiệu hai luồng ý kiến khác nhau.

    Phải hiểu đúng bản chất của “thi hành công vụ”

    Người thi hành công vụ là người đang thực hiện nhiệm vụ công, tức là người đang thực thi quyền lực nhà nước trong các hoạt động quản lý hành chính. Tôi nghĩ pháp luật của chúng ta cũng đã quy định rõ về tội chống người thi hành công vụ. Nếu người thi hành công vụ làm trái pháp luật mà bị cản trở, xâm phạm thì người cản trở, xâm phạm không phải chịu tội chống người thi hành công vụ.

    Tuy nhiên, cần phải hiểu đúng bản chất của việc “thi hành công vụ”. Tôi lấy ví dụ trong một vụ cưỡng chế, những người đang thực hiện quyết định cưỡng chế (cho dù quyết định đó đúng hoặc sai) mà tuân thủ đúng nội dung, kế hoạch của quyết định cưỡng chế đó thì có nghĩa họ đang thi hành công vụ. Bởi vì trong thời điểm đó, những người thực hiện nhiệm vụ cưỡng chế đang thực thi một quyết định có hiệu lực pháp luật (nếu người bị cưỡng chế thấy quyết định đó sai thì có thể khiếu nại hoặc kiện ra tòa). Như vậy, quyết định cưỡng chế có thể sai nhưng những người đang thực hiện không làm trái với nội dung quyết định đó mà bị xâm phạm thì đối tượng xâm phạm bị coi là chống người thi hành công vụ. Chỉ khi những người đang thực hiện nhiệm vụ cưỡng chế làm sai với nội dung, kế hoạch của quyết định cưỡng chế mà bị xâm phạm thì đối tượng xâm phạm mới không phải chịu tội chống người thi hành công vụ.

    Nếu cứ lý luận rằng một quyết định hành chính sai nên việc xâm phạm những người đang thực thi quyết định hành chính đó không bị coi là chống người thi hành công vụ thì lại khuyến khích việc lấy cái sai để chống cái sai, mà có thể người đang thực thi công vụ hoàn toàn không có lỗi gì trong quyết định sai đó. Ví dụ, một quyết định cưỡng chế sai được ký bởi ông chủ tịch UBND huyện và ông chủ tịch mới chính là người chịu trách nhiệm trước quyết định này, còn những người thực hiện quyết định đó là chiến sĩ công an, chuyên viên phòng, ban chức năng của UBND thì không chịu trách nhiệm trước quyết định sai trên.

    Nguyên bộ trưởng Bộ Tư pháp NGUYỄN ĐÌNH LỘC

    LÊ KIÊN ghi

    Chống lại một quyết định trái pháp luật chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Nguyễn Hồng Bách - Đoàn luật sư Hà Nội - cho rằng đây là một vấn đề về khoa học pháp lý, cần phải xem xét có các yếu tố cấu thành tội phạm hay không mới xác định có phải hành vi phạm tội hay không. Theo luật sư Nguyễn Hồng Bách, bốn yếu tố cấu thành tội phạm để xác định hành vi phạm tội, xử lý hình sự gồm hành vi trái pháp luật, hành vi phải có lỗi, hành vi phải gây hậu quả nghiêm trọng, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả. Theo đó, nếu hành vi “chống lại một quyết định trái pháp luật” mà đã đủ bốn yếu tố này thì không cần xem xét các vấn đề khác cơ quan điều tra vẫn có thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can và điều tra để xử lý trước pháp luật.

    Luật sư Bách cho rằng về mặt nguyên tắc, những người thi hành công vụ được lệnh thực hiện công vụ, họ không biết được rằng việc chấp hành công vụ của họ đúng hay sai. Do đó, dù chống lại một quyết định trái pháp luật nhưng nếu có đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm như trên thì hành vi đó vi phạm pháp luật. Chống lại một quyết định trái pháp luật chỉ được coi là một tình tiết giảm nhẹ tội cho những người phạm tội. Theo ông Bách, những người bị cưỡng chế dù chưa biết đúng hay sai nhưng phải chấp hành lực lượng thực thi công vụ, sau đó có quyền khiếu nại hoặc tố cáo hành vi đó là sai trái chứ không được phản ứng tiêu cực.

    MINH QUANG

    Công vụ phải hợp pháp (*)

    Khách thể của tội phạm này là xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của Nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công.

     

    Ông Đinh Văn Quế - Ảnh: Đ.Q.

    Đối tượng tác động của tội phạm này là người thi hành công vụ.

    Người đang thi hành công vụ là người đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ và chưa kết thúc, nếu chưa bắt đầu hoặc đã kết thúc nhiệm vụ mà bị xâm phạm thì không thuộc trường hợp chống người thi hành công vụ, mà tùy trường hợp cụ thể để xác định một tội phạm khác có tình tiết vì lý do công vụ của nạn nhân.

    Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu người thi hành công vụ lại là người làm trái pháp luật mà bị xâm phạm thì người có hành vi xâm phạm không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.

    __________

    (*) Tít của Tuổi Trẻ đặt.

    (Trích trong cuốn Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm - tập VIII - Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. NXB Tổng Hợp TP.HCM (năm 2005) của tác giả Đinh Văn Quế - chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao.

    __________

    Không thể đặt việc răn đe công dân làm trọng tâm

    Thời quân chủ, chỉ cần nhân danh nhà vua thì bất cứ ai cũng không được chống lại, không ai được hỏi lệnh vua đúng hay sai.

    Thuở ban đầu của nhà nước quân chủ lập hiến, thực thi công vụ được hiểu là mọi hoạt động nhân danh nhà nước. Quá trình phát triển nhà nước pháp quyền chỉ ra rằng bản chất của hoạt động công vụ là sử dụng quyền lực nhà nước. Trong nhà nước pháp quyền, bất kỳ hình thức sử dụng quyền lực nhà nước nào cũng phải được luật pháp cho phép. Nói một cách khác, một hành vi, một hoạt động công vụ nào cũng phải căn cứ vào ít nhất một điều luật. Hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước mà không có cơ sở pháp lý (không căn cứ trên một điều luật cụ thể nào) không những không phải là hoạt động công vụ, mà còn là hành vi lợi dụng quyền lực nhà nước.

    Có thể nói trường phái theo chủ nghĩa răn đe trong luật hình sự vẫn thuyết phục được nhiều người khi lập luận rằng khi chống lại người thi hành công vụ, “thủ phạm” đã hiểu rằng đó là công vụ và vì vậy rõ ràng là có chủ đích chống lại người thi hành công vụ. Luật hình sự phải trừng phạt chủ đích này để răn đe. Tuy nhiên, ngày nay lập luận “Nhà nước pháp quyền hiện đại với trọng tâm là bảo vệ, bảo đảm phẩm giá con người, không thể đặt việc răn đe công dân lên trên nghĩa vụ và trách nhiệm tự ràng buộc mình vào luật pháp” đã trở thành lập luận được đa số ủng hộ. Vì vậy nhiều nước, trong đó có CHLB Đức, đã bổ sung vào luật hình sự điều khoản không trừng phạt người chống lại “người thi hành công vụ” nếu công vụ đó không có cơ sở pháp lý, ngay cả khi “thủ phạm” ngộ nhận đó là công vụ thật sự.

    Như vậy, nếu một vụ cưỡng chế thu hồi đất sai pháp luật bị chống trả xảy ra tại một nhà nước pháp quyền như CHLB Đức chẳng hạn, thì các bị cáo trong vụ án không bị truy tố tội “chống người thi hành công vụ”, mà cao nhất chỉ có thể truy tố tội “tự vệ vượt quá giới hạn”. Ngược lại, các quan chức ra quyết định cưỡng chế sai sẽ bị truy tố về tội lợi dụng quyền lực nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng với bản án vài năm tù và bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị cưỡng chế cũng như cho những người trong lực lượng cưỡng chế bị thương tật.

    TS NGUYỄN VÂN NAM

    Các nhà lập pháp đang nợ nhân dân việc sửa đổi điều 257

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết rằng:

    “Công vụ là một hoạt động do công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội”.

    Nội dung này cũng phù hợp với cách giải nghĩa trong Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.

    Rõ ràng, công vụ phải là việc công, do công chức nhân danh Nhà nước thực hiện. Nếu lợi dụng chức quyền để triển khai những việc nhằm trục lợi cho bản thân, không nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội, thì không thể ngụy biện là công vụ.

    Khi công vụ được thi hành một cách đúng đắn thì người chống lại cần bị trừng phạt. Nhưng khi công vụ được thực hiện không đúng với quy định của pháp luật thì không thể đòi hỏi người dân phải im lặng chấp thuận, và không thể đơn giản kết tội chống đối nếu người dân có phản ứng tự vệ.

    Bộ luật hình sự của nước Đức được ban hành vào năm 1871, với tội chống người thi hành công vụ được quy định ở điều 113, trong đó viết rõ điều kiện áp dụng là công vụ được thực hiện đúng pháp luật (rechtmäßige Ausübung). Tức là không thể mặc nhiên kết tội này cho người chống lại nếu công vụ được thực hiện sai pháp luật. Điều kiện “thực hiện đúng pháp luật” được duy trì trong điều 113 suốt 98 năm, “sống sót” qua bốn lần chỉnh sửa bộ luật hình sự, kể cả lần chỉnh sửa vào năm 1943 dưới thời phát xít. Đó là một yếu tố pháp lý quan trọng để bảo vệ người dân trước khả năng lạm dụng quyền lực của bộ máy công quyền. Chưa yên tâm với điều kiện đó, năm 1970 các nhà lập pháp Cộng hòa Liên bang Đức đã thay nó bằng một điều khoản rõ ràng hơn, có tác dụng bảo vệ người dân triệt để hơn, đó là:

    “Hành động (chống người thi hành công vụ) không thể bị xử phạt theo quy định này (tức là quy định trong điều 113) nếu việc thực hiện công vụ không đúng pháp luật”.

    Dù xã hội văn minh đến đâu thì cũng vẫn xảy ra việc người thi hành công vụ vô tình hay cố ý vi phạm pháp luật, khiến người dân phải tự vệ một cách chính đáng. Cho nên, những quy định pháp lý như trong bộ luật hình sự của Đức để bảo vệ người dân trước khả năng công quyền bị lạm dụng là thật sự cần thiết. Ở Việt Nam, khi mà có tình trạng sự tha hóa và tham nhũng làm ô nhiễm bộ máy công quyền thì những quy định để bảo vệ dân oan lại càng bức thiết. Rõ ràng, các nhà lập pháp đang nợ nhân dân việc sửa đổi điều 257 (về tội chống người thi hành công vụ) của Bộ luật hình sự hiện hành, để đáp ứng đòi hỏi cấp bách của cuộc sống.

    GS HOÀNG XUÂN PHÚ
    (Viện Toán học thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam)

    T.C. ghi

     

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
  • #253065   04/04/2013

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Đưa về mức phạt này là chính quyền đã tỏ thái độ cầu thị, nhận lấy phần sai của cấp dưới là một trong những nguyên nhân xô đẩy người khác phạm tội. 

     

     

    Cập nhật bởi nvdcyah ngày 04/04/2013 04:26:13 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nvdcyah vì bài viết hữu ích
    daonhan (05/04/2013)
  • #253165   05/04/2013

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Bị cáo Phạm Thị Báu (Hiền) khai gì trước toà?

    Bị cáo Phạm Thị Báu (Hiền) khai gì trước toà?

    - Bị cáo có đồng ý với bản cáo trạng không?

    - Tôi phản đối bản cáo trạng. Ngay sau khi được nhận kết luận điều tra và cáo trạng, tôi đã có đơn khiếu nại cả hai văn bản đó gửi Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án TP Hải Phòng, nhưng đến nay chưa có cơ quan nào hồi âm.

    - Lý do nào khiến bị cáo phản đối bản cáo trạng?

    - Thưa quý tòa, đoàn người kéo đến nhà tôi sáng ngày 5/1/2012 không phải là những người thi hành công vụ. Vì vậy tôi không chống người thi hành công vụ như quy kết của cáo trạng.

    - Căn cứ vào đâu mà bị cáo nói như vậy?

    - Thưa quý tòa, tôi căn cứ vào kết luận của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/2/2012.

    - Bị cáo có mua xăng không?

    - Thưa quý tòa, cáo trạng quy kết tôi thực hiện 4 hành vi: mua xăng, rải rơm, làm hàng rào, mua mũ len với mục đích chống người thi hành công vụ. Tôi có làm những việc đó. Nhưng đó là những việc làm rất bình thường hàng ngày của tôi để phục vụ cuộc sống, phục vụ sản xuất của gia đình. Tôi mua xăng để gia đình dùng. Tôi phơi rơm rạ trên đường đi để nuôi dê và đun nấu. Tôi làm hàng rào để chống trộm cướp, mua mũ len cho chồng con tôi đội trước cái rét chỉ hơn mười độ, chứ tôi không làm những việc đó để chống lại ai.

    Bị cáo Phạm Thị Báu (Hiền)
    Bị cáo Phạm Thị Báu phủ nhận chống người thi hành công vụ

    Cả hai bị cáo Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu đều khẳng định, vào sáng ngày 5/1/2012, họ đưa con đi học rồi sau đó đứng ở trên đê chứ không có mặt ở hiện trường, và họ cũng bị bắt ở trên đê. Nhưng cơ quan công an cứ ghi là họ có mặt ở hiện trường vụ nổ súng. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daonhan vì bài viết hữu ích
    themiracle (05/04/2013)
  • #253181   05/04/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Ông Vươn nói nguyên nhân nổ súng  ( nongnghiep.vn)

     Ông Vươn thừa nhận khi nhận được quyết định cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng, ông đã có đơn khiếu nại gửi từ UBND huyện Tiên Lãng, UBND TP Hải Phòng đến các cơ quan Trung ương nhưng không được hồi âm.


    Ông Đoàn Văn Vươn tại tòa

    Sau đó, ông đã bàn bạc với người nhà việc phải “chuyển vụ án hành chính thành vụ án hình sự”, và chỉ đạo Đoàn Văn Quý dựng hàng rào, rải rơm, mua xăng, mua thuốc nổ tạo mìn gài ở gần nhà Đoàn Văn Quý, với mục đích để nếu huyện vẫn quyết tâm cưỡng chế thì tạo tiếng nổ, đám cháy, để đoàn cưỡng chế thấy nguy hiểm mà dừng lại, để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của ông, chứ mục đích của ông và những người thân của mình không phải là để giết người. Nếu có ý định giết người thì ông sẽ không cho gài mìn, nổ súng tại vị trí đó.

    Ông Vươn khẳng định:

    - Việc thu hồi đất của tôi mà không bồi thường, không có dự án là bất hợp pháp, là chiếm đoạt tài sản. Chúng tôi đang khiếu nại nhưng vẫn cố tình cưỡng chế thu hồi, nên chúng tôi chẳng còn con đường nào khác là phải đe dọa để họ dừng cưỡng chế.

    Tham gia xét hỏi tại phiên toà, các luật sư muốn làm rõ nguồn cơn dẫn đến sự kiện ngày 5/1/2012. Ông Vươn cho biết: Khi UBND huyện Tiên Lãng có quyết định thu hồi đất của ông, ông đã khởi kiện quyết định hành chính đó ra TAND huyện Tiên Lãng. Bị toà huyện tuyên bác đơn khởi kiện, ông chống án lên TAND TP Hải Phòng. Toà cấp phúc thẩm đã tổ chức buổi hoà giải thành với sự thoả thuận: Ông Vươn rút đơn chống án để được UBND huyện Tiên Lãng tiếp tục cho thuê đất.

    Ông đã thực hiện đúng thoả thuận trên. Đơn xin rút đơn chống án của ông ghi rõ: "Nếu UBND huyện không tiếp tục cho tôi thuê đất theo thoả thuận thì đơn này của tôi không còn giá trị”. Nhưng khi ông vừa rút đơn thì UBND huyện Tiên Lãng (chứ không phải cơ quan THA huyện Tiên Lãng) lập tức ra quyết định thi hành bản án của TAND huyện Tiên Lãng. Nhưng những câu hỏi của các luật sư thường bị chủ toạ cắt, với lý do không liên quan đến vụ án.

    Ông Vươn cũng khẳng định, việc dựng hàng rào, rải rơm, gài mìn... hoàn toàn nằm ở nhà Đoàn Văn Quý, là nơi nằm ngoài phạm vi cưỡng chế. Đoàn cưỡng chế không nhất thiết cứ phải đi qua nhà Đoàn Văn Quý và khu đầm 21 ha mới tới được khu vực cưỡng chế 19,3 ha được ghi trong quyết định cưỡng chế số3307/QĐ-UBND của UBND huyện Tiên Lãng, vì “con đường chính dẫn đến khu đất 19,3 ha bị cưỡng chế đó là ở phía đông”...

    Lời khai đó của ông Đoàn Văn Vươn, một lần nữa, càng chứng minh rằng đoàn cưỡng chế đã làm trái hoàn toàn quyết định của UBND huyện.

     
     
    Bài trên báo Nông Nghiệp cụ thể và chi tiết hơn các báo khác, nói rõ nguyên nhân ông Vươn phải dùng đến súng và thuốc nổ.
    Đức Hiển lại có bài trên Pháp Luật TP : " Cổ xúy "tự xử" là triệt tiêu công lý". Đức Hiển quên mất rằng ông Vươn đã sử dụng tất cả các cách và đều bị chính quyền Tiên Lãng "lật kèo", ở đây bạo lực là giải pháp cuối cùng và chỉ có mục đích cảnh báo.

     

    Cập nhật bởi themiracle ngày 05/04/2013 11:22:41 SA thêm comment.

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
  • #253261   05/04/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Ông Đoàn Văn Vươn chịu mức án 5 năm tù giam về tội giết người

    Tòa tuyên án:

    Các bị cáo sau phạm tội “Giết người” theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự.

    -  Đoàn Văn Vươn (SN 1963) bị tuyên phạt 5 năm tù;

    - Đoàn Văn Quý (1966): 5 năm tù;

    - Đoàn Văn Sịnh (SN 1957): 3 năm 6 tháng tù;

    - Đoàn Văn Vệ (SN 1974): 2 năm tù 

    Các bị cáo sau phạm tội chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ Luật Hình sự

    - Phạm Thị Báu (tức Hiền, SN 1982, vợ Đoàn Văn Quý) bị 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng

    - Nguyễn Thị Thương (SN 1970, vợ Đoàn Văn Vươn) bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng

    Cập nhật bởi danusa ngày 05/04/2013 03:17:52 CH Cập nhật bởi danusa ngày 05/04/2013 03:17:32 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    SAdmin (05/04/2013)
  • #253276   05/04/2013

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Người nông dân hiền lành chất phác, quanh năm chân lấm tay bùn, vậy mà họ bị vướng phải vòng lao lý. Thật quá thương cho gia đình anh em Đoàn Văn Vươn, và thật căm phẩn chính quyền Tiên Lãng đã đẩy họ vào đường cùng như thế này.

    Đồng ruộng chứ không phải nhà tù cần anh ấy!

    Một kết quả buồn! :(:-P

     
    Báo quản trị |  
  • #253319   05/04/2013

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Một kết quả nói thật là ko bất ngờ!

    Lại một lần nữa nhiều người thất vọng về.............

    Buồn thay, thương thay!!!!!!!!!!!!!!!!!

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |