Thời hạn tạm giam tối đa

Chủ đề   RSS   
  • #224417 06/11/2012

    nucuoithiensu17

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Thời hạn tạm giam tối đa

     

    Thưa luật sư,

    Xin cho tôi hỏi thời hạn tạm giam tối đa đối với bị can trong 1 vụ án kinh tế bị truy tố trách nhiệm hình sự là bao lâu?

    Nếu quá thời hạn tạm giam tối đa mà chưa xét xử thì bị can có được phép tại ngoại ko?

    Tôi xin cám ơn.

     
    62059 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #224433   06/11/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn!

    Bạn nên hỏi về một trường hợp cụ thể (bị truy tố về tội gì, theo khoản mấy của điều luật, vụ án đang ở giai đoạn điều tra, truy tố hay chuẩn bị xét xử). Bởi vì thời hạn tạm giam đối với từng loại tội là khác nhau. Đồng thời khi hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam được trả tự do hay không ở mỗi giai đoạn cũng khác nhau.

    Trân trọng!

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (06/11/2012) nucuoithiensu17 (06/11/2012)
  • #224448   06/11/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào bạn!

    Theo quy định của pháp luật Tố tụng thì thời hạn tạm giam tối đa được quy định tùy theo tội danh: Tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng:

    Theo đó, Căn cứ các điều của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định như sau:

     

    Điều 120. Thời hạn tạm giam để điều tra

    1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

    Việc gia hạn tạm giam được quy định nh­ư sau:

    a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng;

    b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;

    c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;

    d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.

     

    Điều 166. Thời hạn quyết định truy tố

    1. Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:

    a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng;

    b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

    c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

    Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu.

    2. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

     

    Điều 176. Thời hạn chuẩn bị xét xử

    1. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa.

    2. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:

    a) Đưa vụ án ra xét xử ;

    b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

    c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

    Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

    Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.

    Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

    Điều 177. áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn

    Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, trừ việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án quyết định.

    Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật này.

    Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.

       Bạn tham khảo thời hạn tạm giam trên qua các giai đoạn tố tụng từ: Điều tra - Truy tố - Xét xử để biết được thời hạn tối đa tạm giam là bao lâu trong quá trình tố tụng.

       Nếu quá thời gian tạm giam tối đa trên căn cứ vào từng mức độ tội phạm mà bị can sẽ được áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác như: Bảo lĩnh, đặt tiền, cấm đi khỏi nơi cư trú. . .(bị can tại ngoại).

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    nucuoithiensu17 (06/11/2012) phuduyen (22/02/2018)
  • #224463   06/11/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào Khắc Duy!

    Chỉ căn cứ vào các điều luật em trích dẫn thì chưa đủ tính được thời để tính hết được thời gian tạm giam tối đa.

    Ví dụ như trong giai đoạn điều tra, đối với tội đặc biệt nghiêm trọng thì ngoài 3 lần gia hạn quy định tại điểm d khoản 2 Điều 120, Viện trưởng VKSNDTC còn có quyền gia hạn thêm lần thứ tư không quá 4 tháng nếu xét thấy cần thiết.

    Hoặc nếu vụ án được phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại thì thời gian tạm giam còn kéo dài hơn nữa.

    Mặt khác thì việc tạm giam trong giai đoạn xét xử nếu chỉ căn cứ vào thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176, 177 BLTTHS để tính thời gian tạm giam sẽ không chính xác. Vì nếu vụ án được đưa ra xét xử thì thời hạn đối với mỗi loại tội được cộng thêm 15 ngày theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP.

    Với lại chỉ ở giai đoạn điều tra và truy tố, nếu đã hết thời gian tạm giam thì mới phải trả tự do hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Còn ở giai đoạn xét xử thì không nhất thiết phải trả tự do hay áp dụng biện pháp khác, mà có thể tiếp tục tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.

    Thân ái!

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (06/11/2012) nucuoithiensu17 (06/11/2012) lamnhan00 (20/10/2014) dauthuong118 (16/12/2014)
  • #224475   06/11/2012

    nucuoithiensu17
    nucuoithiensu17

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Dạ, em cám ơn sự tư vấn của của mọi người.

    Cụ thể là bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đến tài sản Nhà Nước, khoản 3 điều 144 BLHS.

    Vụ án đã xét xử 1 lần và trả hồ sơ, nay đã có cáo trạng nhưng chưa có lịch xử, bị can hiện bị tạm giam 18 tháng rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #224485   06/11/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn!

    1. Khoản 3 Điều 144 BLHS có khung hình phạt là phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS thì đây là loại tội rất nghiêm trọng.

    Như vậy theo Điều 120 BLTTHS thì bị can có thể bị cơ quan điều tra tạm giam 4 tháng và gia hạn 2 lần, lần thứ nhất là 3 tháng, lần thứ hai là 2 tháng. Tổng cộng là 9 tháng.

    Vụ án đã được truy tố ra trước Tòa án, nên theo Điều 166 BLHS bị can có thể bị Viện kiểm sát tạm giam 1 tháng và gia hạn 1 lần là 15 ngày. Tổng cộng là 1 tháng 15 ngày.

    Ở giai đoạn xét xử, theo Điều 176 BLTTHS và Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP, bị can có thể bị Tòa án tạm giam 2 tháng 15 ngày và gia hạn 1 tháng. Tổng cộng là 3 tháng 15 ngày.

    Tổng cộng cả 3 giai đoạn trên là 14 tháng.

    2. Do bị Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung nên theo khoản 2 Điều 121 BLTTHS bị can có thể bị cơ quan điều tra tạm giam thêm 1 tháng. Khi kết thúc điều tra lại có thể bị Viện kiểm sát tạm giam 1 tháng và gia hạn 15 ngày. Hồ sơ chuyển sang Tòa án lại có thể bị Tòa án tạm giam 2 tháng 15 ngày và gia hạn 1 tháng.Tổng cộng cả 3 cơ quan có thể tạm giam là 6 tháng.

    Cộng điểm (1) và điểm (2) ở trên ta có thời gian tối đa có thể tạm giam là 20 tháng. Chưa kể khi hết thời hạn tạm giam theo lệnh của Tòa án (3 tháng 15 ngày kể cả gia hạn) sau khi Tòa án nhận lại hồ sơ đã điều tra bổ sung, Tòa án có thể ra tiếp một lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm.

    Trân trọng!

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #510071   14/12/2018

    Ntnvip999
    Ntnvip999

    Male
    Sơ sinh

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có bị truy tố trách nhiệm hình sự trong trường hợp này

    Hôm qua có người bị tai nạn cháu ra cháu giúp họ xong ông lái xe lấy điện thoại của người bị tai nạn để gọi cho người nhà lên xong họ đưa điện thoại cho cháu nhưng cháu ko cầm đến hôm nay người nhà của họ điện bảo chỉ có cháu đứng đấy thì mất điện thoại mà họ ko có bằng chứng .Vậy các bác cho cháu hỏi như thế có bị truy tố trách nhiệm hình sự ko ạ cháu cảm ơn nhiều!

     
    Báo quản trị |