Thời gian tập sự có được tính hưởng trợ cấp một lần khi chuyển công tác hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #603298 16/06/2023

    phuongthaoneee

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/03/2023
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thời gian tập sự có được tính hưởng trợ cấp một lần khi chuyển công tác hay không?

    Tôi công tác ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được 10 năm nhưng trong đó bao gồm cả thời gian tập sự, vậy thời gian tập sự này có được tính để tôi hưởng trợ cấp một lần khi chuyển công tác khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hay không? 
     
    Trợ cấp một lần khi chuyển công tác khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
     
    Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. 
     
    Thời gian làm việc thực tế để tính trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
     
    Theo Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về thời gian thực tế được tính như sau:
     
    - Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn), bao gồm:
     
    + Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội;
     
    + Thời gian làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu.
     
    - Cánh tính thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
     
    + Tính theo tháng:
     
    Trường hợp có từ 50% trở lên thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo chế độ làm việc do cơ quan có thẩm quyền quy định thì được tính cả tháng; trường hợp có dưới 50% thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì không tính;
     
    Đối với nhà giáo đạt từ 50% định mức giờ giảng trong tháng trở lên thì được tính cả tháng; thời gian nghỉ hè được hưởng lương đối với nhà giáo theo chế độ quy định của cơ quan có thẩm quyền thì được tính hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp ưu đãi theo nghề.
     
    + Tính theo năm:
     
    Dưới 03 tháng thì không tính;
     
    Từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm công tác;
     
    Trên 06 tháng thì được tính bằng 01 năm công tác.
     
    - Thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định này, gồm:
     
    + Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;
     
    + Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
     
    + Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
     
    + Thời gian bị tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ, tạm giam.
     
    Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: 
     
    - Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
     
    - Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
     
    - Cán bộ, công chức, viên chức;
     
    - Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
     
    - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
     
    - Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
     
    - Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
     
    - Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
     
    - Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
     
    Vậy, khi có quyết đinh tuyển dụng viên chức thì viên chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định nêu trên mà không phân biệt là có tập sự hay không. Do đó căn cứ Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP thì thời gian tập sự trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội vẫn được tính là thời gian làm việc thực tế để hưởng trợ cấp một lần khi chuyển công tác khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 76/2019/NĐ-CP
     
    Trách nhiệm chi trả
     
    Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 76/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
     
    - Đối với phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phụ cấp ưu đãi theo nghề; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ; phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì đối tượng thuộc danh sách trả lương của cơ quan, tổ chức, đơn vị nào do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó chi trả;
     
    - Đối với trợ cấp lần đầu nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận đối tượng nhận công tác chi trả. Trường hợp biệt phái thì cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái chi trả;
     
    - Đối với trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trả lương khi đối tượng chuyển công tác hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) chi trả.
     
    Theo đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị trả lương khi đối tượng chuyển công tác hoặc khi nghỉ hưu sẽ có trách nhiệm chi trả phần trợ cấp này. 

     

     
    183 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận