“Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.
Đồng thời theo khoản 6 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì trong thời gian người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc“.
Như vậy:
- Trường hợp NLĐ ngừng việc do lỗi của chính họ: NLĐ không được trả lương nên tháng đó sẽ không tham gia BHXH.
- Trường hợp NLĐ ngừng việc do lỗi của NSDLĐ: Tham gia BHXH như bình thường; đóng với mức lương như trước khi ngừng việc;
- Trường hợp NLĐ ngừng việc vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác: Tham gia BHXH như bình thường; đóng với mức tiền lương thỏa thuận trong thời gian ngừng việc này.