Thời gian nâng lương đối với giáo viên được tuyển dụng đặc cách

Chủ đề   RSS   
  • #569078 17/03/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Thời gian nâng lương đối với giáo viên được tuyển dụng đặc cách

    Thời gian nâng lương của giáo viên được tuyển dụng đặc cách

    Thời gian nâng lương của giáo viên được tuyển dụng đặc cách - Minh họa

    Bà Ngô Thị Thúy Vy (Bình Thuận) là giáo viên hợp đồng môn tiếng Anh tại trường THCS, đóng BHXH từ ngày 1/9/2012 đến tháng 7/2018, lương bậc 1/9, hệ số 2,34. Tháng 8/2018, bà chấm dứt hợp đồng tại trường THCS, chuyển đến dạy tại trường tiểu học, hưởng lương bậc 1/9, hệ số 2,34.

    Tháng 12/2020, bà Vy được xét tuyển đặc cách giáo viên và làm việc tại trường tiểu học với bậc lương 1/9, hệ số 2,34; giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.07. Thời gian đóng BHXH liên tục không gián đoạn.

    Bà Vy hỏi, thời gian nâng lương lần sau được tính từ tháng 8/2018 có đúng không? Thời gian đã tham gia giảng dạy từ ngày 1/9/2012 đến nay (8 năm 5 tháng) có được công nhận là dạy học lâu năm không?

    Về vấn đề này, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:

    Theo quy định tại Điểm a Khoản 1, Khoản 5 Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (có hiệu lực từ ngày 29/9/2020, tình trạng còn hiệu lực), việc tiếp nhận vào viên chức căn cứ vào điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng được xem xét tiếp nhận vào làm viên chức đối với các trường hợp sau:

    Các trường hợp có ít nhất 5 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và có đóng BHXH bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các đối tượng quy định tại khoản này), gồm:… Người đang ký hợp đồng lao động làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập theo quy định của pháp luật; …

    Trường hợp người được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm viên chức theo quy định tại Nghị định này, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH trước ngày tuyển dụng, tiếp nhận vào làm viên chức (nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn) ở trình độ đào tạo tương ứng với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận được tính để làm căn cứ xếp lương theo chức danh nghề nghiệp phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận.

    Việc xếp lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận thực hiện theo quy định hiện hành.

    Theo Điểm a Khoản 1 và Khoản 2  Điều 9 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập (có hiệu lực ngày 3/11/2015, hết hiệu lực 20/3/2021), khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98) Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/ 2004 của Chính phủ; viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương  đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.

    Trường hợp bà Ngô Thị Thúy Vy trước khi được tuyển dụng vào viên chức đã là giáo viên theo hợp đồng lao động, có đóng BHXH bắt buộc, có trình độ đại học, trực tiếp giảng dạy tiếng Anh tại trường THCS công lập (5 năm 10 tháng) và trường tiểu học công lập (2 năm 4 tháng) đủ điều kiện  đặc cách tiếp nhận vào viên chức. Việc xếp lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (có hiệu lực tại thời điểm tuyển dụng).

    Trả lời vấn đề bà Vy hỏi về thời gian nâng bậc lương lần sau, bà Vy bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động tại trường tiểu học công lập từ tháng 8/2018, hưởng lương bậc 1/9 hệ số 2,34 (tương đương hệ số lương giáo viên tiểu học hạng II). Tháng 12/2012, bà được tiếp nhận đặc cách vào viên chức, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II, xếp lương bậc 1/9, hệ số 2,34 ngang bằng với bậc 1/9, hệ số 2,34 đang hưởng theo hợp đồng lao động trước khi được tiếp nhận. Vì vậy, thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính từ ngày xếp lương theo hợp đồng lao động là ngày 1/8/2018.

    Thời gian giảng dạy để tính phụ cấp thâm niên

    Bà Vy còn hỏi, thời gian bà đã tham gia giảng dạy từ ngày 1/9/2012 đến nay (8 năm 5 tháng) có được công nhận là dạy học lâu năm không? Theo đó có thể hiểu, bà hỏi về thời gian làm việc tính thâm niên nhà giáo.

    Thâm niên nhà giáo, hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ số năm giáo viên đã làm công việc giảng dạy (nếu có đứt quãng thì được cộng dồn).

    Riêng đối với thời gian công tác giảng dạy để tính phụ cấp thâm niên nhà giáo thì phải căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH (tình trạng còn hiệu lực).

    Theo đó, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng thời gian: Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập; thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);…

    Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm: Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu; thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên; thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về BHXH…

    Đề nghị bà Vy đối chiếu số năm giảng dạy thực tế của mình với quy định nêu trên để rõ.

    Luật sư Trần Văn Toàn

    Nguồn: Báo Chính phủ

     

     
    1270 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/03/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận