Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa có trùng thời điểm chuyển rủi ro?

Chủ đề   RSS   
  • #454154 22/05/2017

    Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa có trùng thời điểm chuyển rủi ro?

    Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá có trùng với thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hoá mua bán không? Và trong các trường hợp cụ thể nào. Em cảm ơn

     
    24614 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Uyenluoi123 vì bài viết hữu ích
    maithuan415 (12/12/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #454178   22/05/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Hai thời điểm này không phải trong trường hợp nào cũng trùng nhau

    - Nếu hợp đồng có xác định thời gian và địa điểm giao hàng cụ thể: thì 2 thời điểm này trùng nhau.

    - Nếu hợp đồng có liên quan đến người vận chuyển: thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm giao hàng cho người vận chuyển, thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm bên nhận nhận được hàng.

    - Nếu hợp đồng đang trên đường vận chuyển: thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm giao kết hợp đồng

     
    Báo quản trị |  
  • #454193   22/05/2017

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Điều này tùy theo thỏa thuận của các bên việc thỏa thuận này có thể trùng nhau

    Các trường hợp cụ thể;

    Theo quy định về thời điểm chuyển giao hàng hóa tại luật thương mại 2005:

    “Điều 62. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá

    Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.”

    Theo quy định về thời điểm chuyển rủi ro tại luật thương mại 2005:

     “Điều 57. Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định

    Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.

    Điều 58. Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định

    Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

    Điều 59. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển

    Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;

    2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

    Điều 60. Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển

    Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

    Điều 61. Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác

    Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:

    1. Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;

    2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.”

    Từ những quy định trên có thể thấy những trường hợp thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá trùng với thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hoá mua bán cụ thể như sau;

    Thứ nhất, nếu các bên thỏa thuận 02 thời điểm này là một thì điều này chắc chắc xảy ra

    Thứ hai, đối với trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá thì việc thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá trùng với thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hoá mua bán chỉ xảy ra theo các quy đinh tại điều 57, 58, 59 trên vì những điều khoản này đều quy định việc chuyển giao rủi ro khi hàng hóa được chuyển giao theo đúng quy định tại điều 62.

    Đối với những trường hợp quy định tại điều 60, 61 việc chuyển giao rủi ro lại phụ thuộc vào thời điểm giao kết hợp đồng hoặc thời điểm vi phạm hợp đồng do không nhận hàng hóa.

    Gửi bạn tham khảo!

     
    Báo quản trị |