Thời gian gần đây, vì ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều người lao động bị cắt giảm tiền lương dẫn đến nhiều áp lực về cuộc sống và có nhiều người vì khó khăn mà đã đăng ký nhận trợ cấp xã hội 1 lần.
Cũng có nhiều trường hợp người lao động lại không muốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vì thế họ sẽ thỏa thuận với người sử dụng lao động không đóng, tham gia bảo hiểm xã hội để nhận đầy đủ tiền lương.
Câu hỏi đặt ra là hành vi thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội có được xem là vi phạm pháp luật không?
Để trả lời vấn đề này thì theo khoản 1 Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính dựa trên mức đóng, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và tỉ lệ đóng của người lao động
Như vậy, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động mức lương để đóng bảo hiểm xã hội nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP người lao động sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp, người lao động có hành vi thỏa thuận với người lao động không tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ nhận lại rất nhiều quyền lợi, được nhận một khoản trợ cấp khi người lao động không may bị tai nạn, ốm đau, được nhận lương hưu khi hết tuổi lao động,...