Thỏa thuận cố định giá trị bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #449717 17/03/2017

    phapluatkinhte31

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2008
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thỏa thuận cố định giá trị bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

    Nhờ các luật sư, luật gia cho ý kiến về trường hợp sau:

    Trong hợp đồng có thỏa thuận:

    Trong trường hợp Hợp đồng bị chấm dứt trước thời hạn Bên đề nghị chấm dứt Hợp đồng hoặc Bên vi phạm Hợp đồng dẫn tới hành vi chấm dứt Hợp đồng của Bên kia phải trả cho Bên kia số tiền phạt vi phạm là 8% tổng giá trị phần chưa thực hiện của Hợp đồng và bồi thường 30% tổng giá trị phần chưa thực hiện của Hợp đồng.

    Hiện tại có 2 luồn quan điểm

    Quan điểm 1. Thỏa thuận về bồi thường thiệt hại trên trái luật:

    Lý do: Điều 302 đến 305 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 không có quy định nào có chữ thỏa thuận về giá trị bồi thường thiệt hại mà quy định: Bên yêu cầu bồi thường phải chứng minh giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm sau khi áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất.

    Quan điểm 2: Thỏa thuận về bồi thường thiệt hại trên không trái luật:

    Trong hợp đồng các bên được thoả thuận mức bồi thường thiệt hại ấn định: căn cứ: Pháp luật tôn trọng tuyệt đối mọi sự thỏa thuận không trái pháp luật. Trước đây thì ko được (căn cứ Điều 3, Điều 4, Điều 13 và Điều 360 BLDS 2015).

    Cập nhật bởi phapluatkinhte31 ngày 17/03/2017 09:07:09 SA chỉnh lại quan điểm 2
     
    18473 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #449739   17/03/2017

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần


    Dear phapluatkinhte31!

    Mình xin chia sẻ bài viết và kinh nghiệm của mình như sau:

    Bài viết

    "Câu trả lời còn dang dở"

    Các quy định hiện hành chưa thực sự rõ ràng về hiệu lực của điều khoản hợp đồng quy định mức bồi thường thiệt hại cố định.

    Theo khoản 3, điều 422, Bộ luật Dân sự, “nếu (các bên) không có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại”. Hiện nay, có hai cách hiểu quy định này. Thứ nhất, các bên có thể thỏa thuận một khoản tiền bồi thường thiệt hại nhất định trong hợp đồng. Thứ hai, các bên chỉ có thể thỏa thuận về việc bồi thường một phần hay toàn bộ thiệt hại thực tế phát sinh.

    Khoản 2, điều 302, Luật Thương mại chỉ rõ “giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Theo điều luật này, mức bồi thường thiệt hại chỉ có thể là mức thiệt hại thực tế trực tiếp và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng. Nói cách khác, có vẻ như các bên không được thỏa thuận một mức bồi thường thiệt hại cố định không tương ứng với các khoản tiền này.

    Trong thực tế xét xử, một số tòa án đi theo cách tiếp cận của Luật Thương mại và chỉ công nhận quyền được nhận bồi thường thiệt hại thực tế và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng. Ngược lại, một số trọng tài lại cho rằng khoản 3, điều 422, Bộ luật Dân sự nêu trên cho phép các bên tự do thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại.

    Khoản 1, điều 442, Dự thảo Bộ luật Dân sự công bố ngày 2-1-2015 để lấy ý kiến nhân dân (dự thảo BLDS) quy định “Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho những lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả các khoản chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại”. Quy định này dường như lấy cảm hứng từ cách tiếp cận của Luật Thương mại nêu ở trên. Tuy nhiên, điều đáng nói là khoản 3, điều 441 của dự thảo BLDS vẫn giữ cách quy định mập mờ của khoản 3, điều 422, Bộ luật Dân sự. Nói cách khác, dự thảo BLDS vẫn chưa giải quyết được một cách thỏa đáng vấn đề này.

    Hướng tiếp cận nào?

    Khoản 1, điều 302, Luật Thương mại định nghĩa “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”. Như vậy, bồi thường luôn gắn với yếu tố có thiệt hại (tổn thất) nên nếu tách hẳn chế tài này ra khỏi yếu tố thiệt hại có vẻ đi ngược với bản chất pháp lý của chế định bồi thường thiệt hại. Mặt khác, bên cạnh điều khoản phạt vi phạm, bên có ưu thế trong đàm phán hợp đồng có thể đưa ra mức bồi thường quá cao và khó có thể chấp nhận được. Tuy vậy, nếu phủ nhận giá trị pháp lý của điều khoản này lại đi ngược nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, vốn là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Việc dung hòa giữa hai cách tiếp cận này có thể cho phép cân bằng lợi ích giữa các bên.

    Về điểm này, có thể tham khảo kinh nghiệm của pháp luật Anh, vốn là nền luật thường xuyên được các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế lựa chọn làm luật áp dụng. Điều khoản hợp đồng quy định mức bồi thường cố định được biết tới trong hệ thống pháp luật này dưới tên gọi là liquidated damages clause. Về mặt nguyên tắc, điều khoản này có giá trị pháp lý dù nó có hậu quả là làm tăng hay giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    Tuy nhiên, pháp luật Anh cũng vô hiệu hóa điều khoản này trong hai trường hợp chính. Thứ nhất, khi nó quy định trước một mức bồi thường thiệt hại quá lớn, khó chấp nhận và được tính toán để “răn đe” hành vi vi phạm hơn là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định mức bồi thường thiệt hại. Triết lý đằng sau cách tiếp cận này chính là việc pháp luật bảo vệ trật tự công (public policy) và là cách để phòng ngừa nguy cơ o ép bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng. Thứ hai, điều khoản này cũng vô hiệu khi được đặt trong một hợp đồng ký với người tiêu dùng và yêu cầu người tiêu dùng khi vi phạm nghĩa vụ phải trả một khoản tiền bồi thường cao một cách bất cân xứng.

    Kinh nghiệm của mình

    Tham gia phiên tòa với tư cách Luật sư thì quan điểm của HĐXX là tư duy cứng theo cách tiếp cận của Luật Thương mại và chỉ công nhận quyền được nhận bồi thường thiệt hại thực tế và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng.

    Tham gia giải quyết tranh chấp với tư cách Trọng tài viên cho rằng khoản 3, điều 422, Bộ luật Dân sự nêu trên cho phép các bên tự do thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại.

    Với kinh nghiệm của mình nêu trên thì lời khuyên là tùy thuộc vào cơ quan tài phán lựa chọn mà lựa chọn cách thức tiếp tận cũng như dự thảo Hợp đồng.

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Wizardma vì bài viết hữu ích
    khanhlinh2128 (03/07/2020) maiarchico (13/08/2020) luathqc (17/10/2023)
  • #449751   17/03/2017

    phapluatkinhte31
    phapluatkinhte31

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2008
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn Bác Ngọc Anh.

    Theo tư vấn của Bác em sẽ sửa lại phù hợp với cơ quan tài phán khi ký hợp đồng với đối tác.

     
    Báo quản trị |  
  • #496096   04/07/2018

    Xin phép cho mình hỏi, bạn có dẫn chứng vụ án thực tế nào mà toà đã xét xử về vấn đề này không, nếu có cho mình xin bản ản nhé. Cảm ơn rất nhiều!

     
    Báo quản trị |