"Thiệt hại" tính bằng "doanh thu" hay "lợi nhuận" ?

Chủ đề   RSS   
  • #10684 29/07/2008

    ptthao

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    "Thiệt hại" tính bằng "doanh thu" hay "lợi nhuận" ?

    Trong một vụ án hình sự, hành vi vi phạm của bị cáo B làm cho nguyên cáo N không thu được số tiền X đồng.

    Cụ thể là do việc làm vi phạm pháp luật của B nên công ty N thất thu X đồng. X đồng này được tính trên cơ sở mà số tiền mà bị cáo B kinh doanh thu được và được cơ quan chức năng giám định.

    theo ngu ý của tôi, thiệt hại thực sự là số tiền (có lợi) bị mất đi, cho nên tôi nghĩ rằng gọi X đồng (thất thu) đó là con số thiệt hại trong vụ án là không chính xác mà có lẽ cái thất thu phải là lợi nhuận mang lại nếu doanh thu là X đồng đó.

    Vậy, thực sự thiệt hại trong trường hợp này hiểu thế nào cho chính xác và cách tính thế nào cho hợp lý?
     
    5131 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #10685   13/05/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


        Bạn đặt vấn đề còn khá chung chung, làm mình suy nghĩ “nát óc”, hành vi vi phạm của B là hành vi gì, thiệt hại mà bạn muốn đề cập, cần xác định làm cơ sở để định tội, định khung hình phạt hay làm căn cứ để xác định trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại. Nếu bạn dùng cụm từ “thiệt hại trong vụ án…” thì tôi hiểu ở đây bạn muốn bàn đến thiệt hại về tài sản do hành vi phạm tội gây ra cho bên bị hại là Công ty N.
        Theo tôi, phải tùy từng trường hợp cụ thể để xác định thiệt hại, không hẳn cứ phải là doanh thu hay lợi nhuận. Để đơn giản tôi chỉ xin bàn đến thiệt hại do tài sản của doanh nghiệp bị xâm phạm, cụ thể trong phạm vi hẹp như trường hợp lượng hàng hóa của doanh nghiệp N bị B chiếm đoạt (trộm cắp,...), khiến doanh nghiệp N không có hàng để bán (bán lẻ). Khi đó:
        - Nếu sau khi hành vi phạm tội bị phát giác và trong cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử, lượng hàng hóa vẫn không thu hồi được do B đã tẩu tán, tiêu hủy... hoặc thu hồi được nhưng không còn giá trị sử dụng và không bán được thì thiệt hại về tài sản của Công ty N (tối thiểu) để xác định trách nhiệm dân sự là khoản doanh thu X.
        - Ngược lại, nếu lượng hàng hóa này đã được thu hồi và vẫn có thể bán được nhưng phải bán với giá thấp hơn, thì thiệt hại về tài sản của Công ty N trong trường hợp này (tối thiểu) để xác định trách nhiệm dân sự là khoản lỗ và khoản lợi nhuận đã bị sụt giảm tương ứng.
        (Về trách nhiệm hình sự trong trường hợp này thì phải xem xét đến giá trị tài sản bị chiếm đoạt- giá bán của hàng hóa).

     
    Báo quản trị |