Thí sinh gian lận khi thi tốt nghiệp THPT quốc gia bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #612248 01/06/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 142 lần


    Thí sinh gian lận khi thi tốt nghiệp THPT quốc gia bị xử lý thế nào?

    Thi tốt nghiệp THPT quốc gia là một kỳ thi quan trọng đối với học sinh lớp 12 tại Việt Nam, không chỉ để xét tốt nghiệp mà còn là cơ sở để tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng. 

    Tuy nhiên, vấn đề gian lận thi cử luôn là mối lo ngại lớn, nếu “thí sinh gian lận khi thi tốt nghiệp THPT quốc gia bị xử lý thế nào?” đã trở thành câu hỏi nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người.

    Gian lận thi cử được hiểu là hành vi thí sinh dự thi quay cóp bài, mang tài liệu vào phòng thi, nhờ người khác thi hộ,...nhằm để đạt được điểm số cao hơn khả năng của mình. 

    Đặc biệt đối với kỳ thi quan trọng như kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia thì việc điểm số càng trở thành mối quan tâm hàng đầu, các thí sinh vì mong muốn có một điểm số cao để đậu vào trường mà mình yêu thích nên đã sẵn sàng dùng mọi cách gian lận trong thi cử. Tuy nhiên đây lại là hành vi vi phạm pháp luật

    (1) Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục

    Căn cứ theo Điều 22 của Luật Giáo dục năm 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm:

    - Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.

    - Xuyên tạc nội dung giáo dục.

    - Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

    - Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.

    - Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

    - Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

    Như vậy, gian lận trong kỳ thi là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật, các thí sinh nếu vi phạm sẽ bị xử phạt.  Tùy từng hành vi gian lận, mức độ gây thiệt hại của hành vi mà sẽ có các chế tài xử lý khác nhau

    Xem thêm: Phúc khảo là gì? Các lưu ý về phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT năm 2024

    (2) Thí sinh gian lận khi thi tốt nghiệp THPT quốc gia bị xử lý thế nào?

    Hủy bỏ kết quả bài thi 

    Hủy bỏ kết quả thi đối với những thí sinh  để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp theo khoản 5 Điều 54 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT 

    Đối với các thí sinh để người khác dự thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức sẽ bị hủy kết quả thi và lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

    Đình chỉ thi

    Căn cứ theo khoản 6 Điều 54 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT quy định về đình chỉ thí sinh vi phạm quy chế thi như sau:

    - Đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:

    + Đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo.

    + Mang vật dụng trái phép theo quy định tại Điều 14 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT vào phòng thi/phòng chờ hoặc khi di chuyển giữa phòng thi và phòng chờ.

    + Đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi.

    + Viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi.

    + Có hành động gây gổ, đe dọa những người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác.

    + Không tuân thủ hướng dẫn của cán bộ giám sát hoặc người quản lý phòng chờ khi di chuyển trong khu vực thi và trong thời gian ở phòng chờ.

    - Thí sinh bị đình chỉ thi năm nào sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi trong kỳ thi năm đó.

    Xử phạt hành chính

    Bên cạnh việc bị hủy kết quả và đình chỉ thi, thí sinh gian lận sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, hành vi vi phạm  quy định về thi sẽ bị xử lý như sau:

    - Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức thi, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi.

    - Phạt tiền từ 02 - 06 triệu đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài.

    - Phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    - Phạt tiền từ 08- 12 triệu đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    - Phạt tiền từ 14-16 triệu đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.

    Bên cạnh việc phạt tiền, các thí sinh vi phạm còn bị áp dụngcác biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 04/2021/NĐ-CP như sau:

    - Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP

    - Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ khoản 3 và khoản 4 Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP.

    Tóm lại, gian lận trong thi cử là hành vi bị nghiêm cấm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ mà các các chế tài xử phạt sẽ khác nhau, mức phạt cao nhất có thể lên đến 16 triệu đồng đối với hành vi nhờ người khác thi hộ.

    Xem thêm Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp mới nhất năm 2024

     
    449 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamtuyet9366 vì bài viết hữu ích
    admin (06/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận