Thi hành án tử hình dưới triều Nguyễn

Chủ đề   RSS   
  • #278669 31/07/2013

    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Thi hành án tử hình dưới triều Nguyễn

    Chuyện thi hành án tử ở thời phong kiến, mà cụ thể là triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, việc kết liễu sinh mạng của kẻ phạm trọng tội không phải bằng súng đạn mà bằng các biện pháp hành hình thô sơ. Lần ngược quá khứ tìm hiểu về quá trình thi hành án tử thời kỳ này, chúng tôi ghi nhận nhiều chuyện thâm cung bí sử liên quan đến tử tội mà hậu thế ít ai tường tận...

    Theo ghi chép của Nội các triều Nguyễn, để giữ vững kỷ cương phép nước, Bộ Hình thời bấy giờ "khai sinh" 5 hình thức trừng trị (5 tội hình) những kẻ phạm tội gồm tội đánh roi, tội đánh trượng, tội đồ, tội lưu và tội xử tử. Tội đánh roi được chia thành 5 bậc, đánh từ 10 - 50 roi, roi đánh thì dùng roi mây nhỏ. Tội trượng cũng chia làm 5 bậc, đánh từ 60 - 100 trượng và trượng dùng để đánh phạm nhân là sợi mây to vừa, dài 2 thước 8 tấc, chu vi sợi mây độ 1 tấc 2 phân trở xuống, 1 tấc 1 phân trở lên. Tội đồ là tội bắt làm nô lệ cho biết nhục, kéo dài từ 1 đến 3 năm, chia làm 5 bậc, bậc thấp nhất là bị bắt làm nô lệ 1 năm và bị đánh 60 trượng, bậc cao nhất phải chịu mức án "đồ 3 năm, phạt 100 trượng".

    Tội đánh bằng roi vào mông

    Về tội lưu, cuốn “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” (quyển 179) giải thích: "Tội này phải đem đi an trí nơi phương xa, suốt đời không được về. Chia làm 3 bậc: 2.000 dặm, 2.500 dặm, 3.000 dặm, đều phải phạt 100 trượng. Người phải tội nặng hơn tội lưu thì gọi là tội sung làm quân. Tội này chia làm 4 bậc, bậc được ở gần thì phát (đày đi nơi xa - PV) đi 2.000 dặm, bậc ở gần biên giới thì phát đi 2.500 dặm, bậc ở biên giới xa thì phát đi 3.000 dặm, bậc ở biên giới rất xa thì phát đi 4.000 dặm. Các tội này đều phải phạt 100 trượng".
     
    Tội roi thường dùng xử phạt những người ngoại tình
     
    Trong 5 thứ tội hình thời bấy giờ, khủng khiếp nhất là tội thứ 5, tội xử tử. Chẳng như nhiều người lầm nghĩ,  một khi bị triều đình khép án tử thì tử tội sẽ bị "trảm" (chém đầu), triều Nguyễn phân chia án tử thành các tội như tội giảo (treo cổ), tội trảm (chém đầu), tội lăng trì (xẻo từng miếng thịt), tội cưu thủ (chém rồi lấy đầu đem bêu), lục thi (băm xác). Về những can phạm mắc trọng tội bị tuyên xử tử, Bộ Hình ghi rõ: "Nếu kẻ nào phạm tội ác quá nặng thì đem thi hành ngay, không phải đợi đến kỳ xét án. Còn các tội khác đều đợi đến hạn mùa thu mới đem thi hành án".
     
    Tội lăng trì (xẻo từng miếng thịt)
     
    Trước khi bị đem đi thi hành án, theo lệnh vua, triều thần phải xét lại, phải phân biệt tử tội nào có tình thực, tử tội nào được hoãn xử tử và tử tội nào đáng thương, đáng ngờ để tâu lên xin vua định đoạt. Cũng theo lệnh thiên tử, hằng năm cứ đến tháng Giêng, tháng 6 đều phải đình hoãn việc hành hình: "Ở trong Kinh và ngoài các tỉnh, những tù nặng phải đem xử ngay đều phải giam chặt lại đến đầu tháng 2 và tháng 7 sau ngày lập thu mới được hành hình. Nếu trong tháng 5 giao với tiết tháng 6 và ngày lập thu vào trong tháng 6 cũng đình hoãn việc hành hình".
     
    Theo An ninh thế giới
    Cập nhật bởi TRUTH ngày 31/07/2013 11:37:25 SA
     
    21211 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #278672   31/07/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Tìm hiểu về việc thi hành án tử của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, mới rõ từ thời điểm Chúa Nguyễn Ánh lập quốc (sinh năm 1762, mất năm 1819, năm 1802 lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu Gia Long, lập nên triều Nguyễn) kéo dài đến thời Vua Khải Định (1916-1925, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn), triều đình duy trì danh sách 10 tội ác (thập ác - PV). Bất kỳ ai vi phạm 1 trong 10 trọng tội này sẽ bị xử tử ngay lập tức nếu họ không nằm trong danh sách 8 hạng người được đem ra bàn trước khi xử tội.    
     
    Đứng đầu trong danh sách 10 tội ác phải trảm quyết ngay là tội mưu phản (lập mưu lật đổ chính thể trong nước), tiếp đến là tội mưu đại nghịch (kẻ mưu phá hủy nhà tôn miếu, lăng tẩm và cung khuyết của nhà vua). Tội mưu bạn (mưu phản nước mình, ngầm theo nước khác) là tội thứ 3 trong danh sách 10 tội ác.
     
    Tội trảm
     
    Thứ bậc kế tiếp trong nhóm 10 tội ác là tội ác nghịch (mưu đánh và mưu giết ông bà, cha mẹ của mình, ông bà cha mẹ chồng, giết chú, bác trai, thím, bác gái, cô, anh, chị, ông bà ngoại và chồng), tội bất đạo (giết 3 người trong một nhà người ta mà 3 người ấy không đáng phải tội chết), tội đại bất kính (kẻ ăn trộm đồ dùng của các nơi đại tự và đồ dùng của vua, làm giả dấu ấn của vua, thuyền của vua đi lầm lỡ do không phòng bị trước cho bền chặt).
     
    Bất hiếu là tội thứ 7 trong 10 tội ác. Triều đình ghi chú rõ người mắc tội này là kẻ đi tố cáo, nguyền rủa, mắng chửi ông bà cha mẹ của mình hay ông bà, cha mẹ của chồng cùng ông bà, cha mẹ còn sống khi phân chia ở riêng, của riêng, hoặc thiếu sự nuôi nấng. Ngoài ra, những kẻ đang để tang cha mẹ mà lấy chồng, lấy vợ hay cứ hát xướng làm trò vui, hoặc kẻ mà cha mẹ chết nhưng giấu đi không phát tang cũng bị khép tội bất hiếu.
     
    "Kẻ mưu giết và bán người thân phải để tang 3 tháng trở lên, đánh và tố cáo chồng và các tôn trưởng từ để tang từ đại công trở lên (để tang 9 tháng) hay các tôn thuộc phải để trở tiểu công (để tang 5 tháng trở xuống)". Đấy là diễn giải của Bộ Hình triều Nguyễn về tội ác thứ 8, tội bất mục.
     
    "Kẻ là dân trong hạt mà giết viên tri phủ, tri huyện, tri châu coi hạt mình, quân lính giết các quan lại cai quản mình, lính hầu vua giết viên trưởng quan từ Ngũ phẩm trở lên, cùng giết người thầy hiện đương học và nghe tin chồng chết ẩn giấu đi không phát tang, bày chơi trò vui, bỏ áo tang mặc áo thường, hoặc đi lấy chồng khác trong khi có tang chồng" - tội ác thứ 9, tội bất nghĩa.
     
    Tội cuối cùng trong thập ác là tội nổi loạn. Tội phạm liên quan đến trọng tội này là kẻ gian dâm với đàn bà con gái trong họ từ người phải để tang từ 5 tháng trở lên, hay thông dâm với nàng hầu của cha, ông, kể cả kẻ bằng lòng để cho thông gian.
     
    Như đã đề cập ở trên, kẻ nào đó khi phạm 1 trong 10 tội ác này sẽ bị quan hình án ban lệnh trảm ngay lập tức, dẫu có gặp vào dịp đặc xá cũng không được tha. Tùy mức độ vi phạm mà tử tội có thể bị chém đầu, hay lóc từng miếng thịt cho đến chết, hoặc phải treo cổ… Nhưng nếu họ nằm trong nhóm 8 hạng người đem ra bàn trước khi xử tội thì việc xử tử sẽ được đích thân thiên tử xem xét. Đó là người họ hàng về anh em 5 đời trở lên của nhà vua, người cố cựu của nhà vua thường được gọi vào hầu ra mắt và được đặc biệt gia ân hậu đãi lâu ngày, người đã từng ra trận chém được tướng hay cướp được cờ của giặc hoặc thắng trận ngoài xa muôn dặm, người hiền nhân quân tử có đức hạnh lớn với lời nói và việc làm có thể dùng khuôn phép cho đời, người là dòng dõi của triều đại trước làm khách của triều đại sau…   
     
    Báo quản trị |  
  • #278724   31/07/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


     Những năm đầu lập quốc, để giữ vững kỷ cương phép nước trong tình hình chính sự còn nhiều biến động nên Vua Gia Long rất nghiêm khắc với những người phạm tội trong "thập ác". Và để an dân, trong lịch sử 13 đời vua Nguyễn, Vua Gia Long cũng là ông vua có rất nhiều lần tha tội chết cho tử tội để tỏ rõ đức hiếu sinh.
     
    Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, (quyển 200) có nhắc đến những lần tha tội chết cho tử tội của vị vua sáng lập triều Nguyễn này. Năm Gia Long thứ 5 (1806), vua ra chiếu chỉ cho tỉnh Gia Định với nội dung: "Ta mới lên nối ngôi, chăm lo mọi việc, trên thể theo lòng hiếu sinh của trời, lúc nào cũng chăm nghĩ đến việc hình là đáng thương xót. Mới rồi có chiếu xuống cho các doanh, trấn ở Bắc thành, phàm những người phạm vào tội quân, lưu trở xuống, đã hay chưa kết án đều cho tha về cả. Tội xử tử bao nhiêu án, chuẩn giao cho Bộ Hình tra xét rõ ràng tội danh nặng nhẹ xin chỉ khoan tha cho có thứ bậc".
     
    Chỉ lệnh vua ban tha tội chết cho tử tội được gọi là xá thư. Năm Gia Long thứ 6 (1807), có một tử tội may mắn nhận được xá thư ấy: "… chuẩn y tờ tâu định rằng tên Trương Văn Giám nguyên trước đây can tội đánh chết vợ, phải tội giảo giam hậu (giam chờ ngày xử chém). Kỳ xét án mùa thu năm thứ 5, đã được giảm tội xử tử phải lưu ở tỉnh Quảng Ngãi. Cha mẹ hắn đã được 70 tuổi, tình nguyện đi theo để trông nom nuôi nấng. Vậy gia ơn cho làm an trí ở đất mới thuộc tỉnh Châu Đốc (tỉnh An Giang ngày nay - PV)".
     
     
    Khi ân xá tha tội chết cho tử tội, Vua Gia Long tỏ ra rất đắn đo, cân nhắc: "Nhà nước đặt ra điển hình (hình phạt) rõ ràng cốt để răn đe kẻ ác, trị kẻ gian, trừ hại cho dân. Người xưa trong việc hình ngục lúc nào cũng để lòng kính cẩn thương xót, mà cũng răn người về lỗi tha vậy. Xưa có câu rằng: "Phải cẩn thận, chớ có xá bậy. Tha kẻ có tội, làm hại kẻ lương dân". Thế nên khi "xá" cho Trương Văn Giám, Vua Gia Long, nói rõ: "Đó là một việc ban ơn ra ngoài pháp luật (hàm ý nói việc ban ơn này nằm ngoài luật định - PV), từ nay về sau không được viện lệ này mà tâu xin".
     
    Cũng theo Luật Hình triều Nguyễn, tội phạm nào mà anh em đều phải xử tử cả thì luật cho phép để lại một người sống để hầu nuôi bề thân, nhưng phải chiểu lệ tâu lên xin chỉ quyết định (phải ghi rõ chi tiết xin ý chỉ của vua - PV). Năm Thiệu Trị thứ 4-1844 (1807-1847, con trưởng của Vua Minh Mạng), có tử tội nhờ được thiên tử áp dụng chính sách "tha tội" này mà thoát được án tử.
     
    Trong xá thư, Vua Thiệu Trị, ghi: "Y tờ tâu, chuẩn định rằng: Kẻ tù phạm về tội giảo ở Sơn Tây là Nguyễn Thị Tú nguyên trước can án giết người phải xử tử, trước đây sai người đi dụ được tên ăn cướp ra thú, kể cũng hơi biết sợ hãi, hối  lỗi. Nay cha mẹ thị ấy già ốm không có người chăm nuôi, tình cũng đáng thương, gia ơn cho được tha ngay, nhưng phải già hiệu (phạt đóng gông bằng 2 tấm gỗ nặng) 1 tháng, phạt xuy 100 roi (vừa đánh vừa răn dạy - PV), chuẩn cho ở lại nuôi cha mẹ, phải nộp 20 lạng bạc cấp cho gia thuộc kẻ bị giết chết để làm tiền nuôi sống".
     
    Như Vua Gia Long khi "xá" cho tử tội Trương Văn Giám, Vua Thiệu Trị, tỏ bạch: "Việc này lòng ta thương tình mà định tội, mà đặt ra hình phạt. Từ nay trở đi, những án nào tình, lý không giống như thế, thì không được viện dụ này để làm lệ"

     

     
    Báo quản trị |  
  • #280106   08/08/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Mình kiếm được vài hình ảnh về hình phạt chém đầu, cưu thủ nhưng không dám post lên vì trông nó tàn nhẫn thế nào.

    Tìm hiểu mới biết đúng là thời xưa các hình phạt tử hình kém nhân đạo và dã man hơn bây giờ, việc tiêm thuốc độc có lẽ là hình phạt ít tàn bạo nhất hơn cả việc ngồi ghế điện.

    Tuy nhiên việc tước đi tính mạng của người khác liệu có xem là vi phạm nhân quyền?

     
    Báo quản trị |  
  • #556227   30/08/2020

    yuhcudd
    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    Càng ngày xã hội càng văn minh nền hình phạt cũng tế nhị và bớt mức độ dã man hơn. Ngày xưa trình độ dân trí không cao nên phải có hình phạt mang tính răn đe lớn. Kể như vậy thì ghê mà vẫn phạm tội liên tục đấy thôi.
     

     
    Báo quản trị |  
  • #556443   30/08/2020

    Theo quan điểm của mình thì thời xưa có các hình phạt dã man chủ yếu để răn đe tội phạm, đồng thời cũng răn đe những người khác để không phạm tội. Thời nay xã hội đã văn mình hơn nên hình phạt đã bớt tính "ghê rợn" chủ yếu mang tính chất giáo dục, phòng ngừa tội phạm.

     
    Báo quản trị |  
  • #556455   30/08/2020

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà ad đã chia sẻ. Triều đại nào cũng vậy hầu hết các biện pháp xử phạt đều mang tính hình sự cực cao...mục đích chủ yếu là răn đe chứ không hướng nhiều đến việc Giáo dục..Xét về mặt bằng chung thì bộ luật tiền bộ nhất của phong kiến nước ta vẫn là Bộ luật Hồng Đức của vua Lê Thánh Tông.

     
    Báo quản trị |  
  • #556479   30/08/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Cảm ơn thông tin mà bạn đã cung cấp về việc thi hành án tử hình ở Việt Nam ở thời kỳ trước đây. Có thể nói việc thi hành án tử hình trước đây thực sự nghiêm khắc, có phần dã man, nhằm mục đích trừng trị và răn đe mọi người. Tuy nhiên xã hội ngày càng phát triển, văn minh hơn, quyền sống của con người cũng được tôn trọng hơn nên việc thi hành án tử hình hiện nay đã "nhẹ nhàng" hơn rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #563698   29/11/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11357
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 202 lần


    Cảm ơn thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ. Trước đây khi xem phim mình chỉ hay nghe nói đến xử trảm, lăng trì xử tử,… không ngờ trong lịch sử còn có nhiều hình thức xử lý hơn. Đọc bài của bạn mình mới thấy được các hình phạt ngày xưa dã man như thế nào. Tất nhiên thời nào luật nấy, có thể ngày xưa phải có các hình phạt nghiêm khắc như thế này mới có thể răng đê dân chúng.

    Hiện nay dù các quy định trên đã không còn áp dụng song theo thói quen thì nó vẫn truyền lại cho đời sau đề những điều tối kỵ, không được phạm phải.

     

     
    Báo quản trị |