Thêm nhiều trường hợp được xóa nợ vay từ ngân hàng chính sách (dự kiến)

Chủ đề   RSS   
  • #526759 29/08/2019

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Thêm nhiều trường hợp được xóa nợ vay từ ngân hàng chính sách (dự kiến)

     

    Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội  ban hành kèm theo Quyết định 50/2010/QĐ-TTg

    Để phù hợp với các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro, dự thảo đã sửa đổi, bổ sung cụ thể hồ sơ xem xét xử lý nợ tương ứng với từng biện pháp xử lý nợ.

    Điều kiện xóa nợ:

    Khách hàng không có khả năng trả nợ, không có người có nghĩa vụ liên đới trả nợ hoặc người có nghĩa vụ liên đới trả nợ không có khả năng trả nợ và thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xóa nợ (gốc, lãi):

    - Khách hàng bị rủi ro do các nguyên nhân quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 7, 10 Điều 5 Quy chế này nhưng sau khi hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp được khoanh nợ bổ sung theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 6 Quy chế này) mà vẫn không có khả năng trả nợ và Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi nhưng không thu được nợ.

    - Khách hàng bị rủi ro do một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 8, 9, 11 Điều 5 Quy chế này và Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi nhưng không thu được nợ.”

     

    Tại điều 5 Quy chế quy định về nguyên nhân khách quan gồm:

    1. Các loại thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung (nếu có); địch họa, hỏa hoạn; các dịch bệnh liên quan tới gia súc, gia cầm, thủy hải sản, động vật nuôi khác và cây trồng xảy ra làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của khoản vay Ngân hàng Chính sách xã hội của khách hàng.

    2. Nhà nước điều chỉnh chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng: Không còn nguồn cung cấp nguyên vật liệu; mặt hàng sản xuất kinh doanh bị cấm, bị hạn chế theo quy định của pháp luật, khách hàng phải thực hiện việc chuyển đổi sản xuất, kinh doanh theo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    3. Người đi lao động ở nước ngoài về nước trước hạn do: Biến động chính trị, kinh tế - xã hội ở nước nhận lao động của Việt Nam làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài; doanh nghiệp tiếp nhận lao động bị phá sản, giải thể; doanh nghiệp tiếp nhận lao động bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

    4. Người đi lao động ở nước ngoài về nước trước hạn do: Không đủ sức khỏe để làm việc; không đảm bảo tay nghề; không được làm đúng công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã ký.

    5. Khách hàng vay vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, mất vốn do các nguyên nhân khách quan khác.

    6. Hộ gia đình vay vốn hoặc học sinh sinh viên và người đi lao động ở nước ngoài vay vốn thông qua hộ gia đình bỏ đi khỏi địa phương không có thông tin gì từ 2 năm trở lên. Học sinh sinh viên vay vốn trực tiếp hoặc vay vốn thông qua hộ gia đình: Bị bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế; sau khi ra trường chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập hàng tháng dưới mức thu nhập bình quân đầu người của hộ có mức sống trung bình.

    7. Hộ gia đình vay vốn trong quá trình sử dụng vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội có thành viên trong hộ gia đình (bao gồm khách hàng đứng tên vay vốn, vợ, chồng, cha, mẹ, con đẻ, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể của khách hàng): Bị tuyên án tù giam từ 12 tháng trở lên; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; mất năng lực hành vi dân sự; mắc bệnh tâm thần; mắc bệnh hiểm nghèo; có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; chết hoặc bị tuyên bố là đã chết; bị tuyên bố mất tích.

    8. Các khoản nợ phải thu hồi theo phán quyết của Tòa án nhưng không có khả năng thi hành án; các khoản nợ bị chiếm dụng mà người chiếm dụng chết, mất tích, bị tuyên án tù giam từ 12 tháng trở lên không còn tài sản để trả nợ.

    9. Khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã có quyết định phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn, tài sản để trả nợ cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

    10. Khách hàng vay vốn bị rủi ro trước thời điểm năm 2014 do các nguyên nhân khách quan quy định tại khoản 1, 2 Điều này nhưng không thực hiện xử lý rủi ro kịp thời.

    11. Các khoản nợ nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Kho bạc Nhà nước mà Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi nhưng không thể thu hồi được.”

    Thông tư 161/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 50/2010/QĐ-TTg hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

    Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:

     
    3547 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận