Thêm Nghị định 101/2017/NĐ-CP dành cho cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực từ ngày 21/10/2017

Chủ đề   RSS   
  • #466588 04/09/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Thêm Nghị định 101/2017/NĐ-CP dành cho cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực từ ngày 21/10/2017

    >>> Tổng hợp văn bản pháp luật dành cho cán bộ, công chức, viên chức

    Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

    Nghị định 101/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 21/10/2017, với các nội dung chính như sau:

    Đối tượng, điều kiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học:

    - Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo.

    Đối tượng, điều kiện đào tạo sau đại học:

    Đối với cán bộ, công chức: Có thời gian công tác từ đủ 3 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 2 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ; không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu; có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo; chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

    Đối với viên chức: Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có); có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo; chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

    Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định nêu trên còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.

    Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức nếu tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo; không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp; đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết thì phải đền bù chi phí đào tạo.

    4 hình thức bồi dưỡng

    1- Tập sự;

    2- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức;

    3- Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý;

    4- Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 1 tuần/1 năm; một tuần được tính bằng 5 ngày học, một ngày học 8 tiết).

    Nội dung bồi dưỡng gồm:

    - Lý luận chính trị;

    - Kiến thức quốc phòng và an ninh;

    - Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước;

    - Kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ;

    - Đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp;

    - Kiến thức hội nhập quốc tế;

    - Tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.

    Cập nhật bởi trang_u ngày 04/09/2017 11:23:14 SA
     
    15257 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    buivancuonghy (10/09/2017) hoailamsvl (04/09/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #466679   05/09/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Mình đã cập nhật file đính kèm bên trên, các bạn tải về nhé! 

     
    Báo quản trị |  
  • #466827   06/09/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    NGHỊ ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC có hiệu lực từ ngày 21/10/2017

    Một số điểm đáng chú ý của nghị định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như sau:

    Điều 6. Điều kiện đào tạo sau đại học

    1. Đối với cán bộ, công chức:

    a) Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;

    b) Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học ln đầu;

    c) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nht gp 02 ln thời gian đào tạo;

    d) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

    2. Đối với viên chức:

    a) Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);

    b) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;

    c) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

    3. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.

    Điều 7. Đền bù chi phí đào tạo

    Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.

    2. Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.

    3. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.

    Điều 8. Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù

    1. Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).

    2Cách tính chi phí đền bù:

    a) Đối với trường hp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đn bù;

    b) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này, chi phí đền bù được tính theo công thức sau:

    S =

    F

    x (T1 - T2)

    T1

    Trong đó:

    S là chi phí đền bù;

    - F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;

    - Tlà thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;

    - T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.

    Ví dụ: Anh A được cơ quan cử đi đào tạo thạc sỹ 02 năm (= 24 tháng), chi phí hết 30 triệu đồng. Theo cam kết, anh A phải phục vụ sau khi đi học về ít nhất là 48 tháng. Sau khi tốt nghiệp, anh A đã phục vụ cho cơ quan được 24 tháng. Sađó, anh A tự ý bỏ việc. Chi phí đào tạo mà anh A phải đến bù là:

    S =

    30 triệu đồng

    x (48 tháng - 24 tháng) = 15 triệu đồng

    48 tháng

     

     
     
    Báo quản trị |