Thế nào là trái với đạo đức xã hội?

Chủ đề   RSS   
  • #467758 15/09/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1903 lần


    Thế nào là trái với đạo đức xã hội?

    Các bạn có ai định nghĩa được thế nào là đạo đức xã hội không? Mình chưa thấy có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa hay diễn giải cụ thể về vấn đề này cả, ngay cả trong từ điển họ cũng chỉ giải thích đạo đức, chứ không giải thích đến đạo đức xã hội. Nói chung là ai cũng hiểu nhưng nếu được hỏi để giải thích thì không ai đưa ra một cái nghĩa cụ thể được.

    Nói lan man nãy giờ, chắc các bạn chưa hiểu được tại sao mình hỏi các bạn như vậy phải không? Có liên quan đến Dân Luật chúng ta đấy, nếu không nói là liên quan rất nhiều và quan trọng ở nhiều lĩnh vực.

    Ví dụ như:

    - Hợp đồng được giao kết mà trái với đạo đức xã hội thì hợp đồng đó vô hiệu.

    - Di chúc trái với đạo đức xã hội thì di chúc đó vô hiệu…

    Đó là đơn giản, mình kể ra một vài tình huống thực tế, các bạn xem ẩn chứa trong đó có hành vi trái với đạo đức xã hội không nhe:

    Trường hợp 1:

    Chị N vay tiền của anh M để mở quán cà phê, số tiền là 100 triệu trong vòng 06 tháng.

    Sau 06 tháng, kể từ lúc vay, chị N kinh doanh thua lỗ, nên không có khả năng trả tiền cho anh M.

    Anh M kiện chị N ra Tòa để đòi lại số tiền 100 triệu.

    Nhưng quả thật lúc này chị N đang khốn khó, không thể trả tiền đã vay được.

    Lúc này, anh M mới yêu cầu chị N mỗi ngày từ 5h đến 7h chiều qua tắm cho anh M trong vòng 01 năm.

    Vậy: Yêu cầu của anh M có trái với đạo đức xã hội không? Nếu có thì dựa trên cơ sở nào? Liệu Tòa có chấp nhận yêu cầu của anh M không?

    Trường hợp 2:

     Lại thêm câu chuyện giữa một người đàn ông và một người đàn bà.

    Ông G có cô vợ trẻ là T.

    Sắp gần đất xa trời, ông để lại di chúc với nội dung như thế này “Tôi sẽ để lại cho cô vợ T ½ tài sản của mình là 10 tỷ, nhưng với điều kiện là cô không được tái giá. Nếu cô tái giá thì sẽ không được hưởng số tài sản này”

    Vậy: Nội dung di chúc của ông G có trái với đạo đức xã hội không? Liệu di chúc của ông có hiệu lực khi ông chết đi không?

     
    51014 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    quyeets29789 (24/09/2019) louispham93 (25/08/2018) MayDuong (24/08/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #506134   30/10/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Nếu có văn bản quy định như thế nào là đạo đức xã hội thì tốt quá, nó sẽ gỡ rối và giúp giải quyết những tranh chấp trong xã hội một cách chính xác và công bằng nhất. Tuy nhiên, phạm trù đạo đức dựa trên cách nhận thức của con người về vấn đề đang hiện diện chứ không thể đưa ra quy định để cân đo đong đếm nó được. Chính vì vậy xã hội càng phát triển thì chúng ta phải giữ gìn, phát huy những giá trị của đạo đức mang lại.

     
    Báo quản trị |  
  • #506137   30/10/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Theo mình thì không nên định nghĩa rõ khái niệm này mà nên để cơ quan tư pháp vận dụng điều chỉnh khi xét xử. Một mặt tạo sự linh hoạt trong các phán quyết, mặt khác sẽ có thể tăng cường vai trò, ảnh hưởng của cơ quan tư pháp trong việc phát huy quyền lực nhà nước. 

     
    Báo quản trị |  
  • #506426   31/10/2018

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1442)
    Số điểm: 12086
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 209 lần


    "Trái đạo đức xã hội" một cụm từ khá quen thuộc trong các đạo luật, văn bản pháp luật của Việt Nam. Hiện tại, về định nghĩa pháp lý, mình chưa tìm thấy bất kỳ một định nghĩa pháp lý nào định nghĩa về cụm từ này. Trên hệ thống giáo trình, tài liệu khoa học - học thuật của Việt Nam cũng đưa ra rất nhiều những quan điểm khác nhau. Trong đó, nhìn chung đều đề cập đến một nội dung là "phù hợp với văn hóa, phong tục, thuần phong, mỹ tục của Việt Nam". 

     
    Báo quản trị |  
  • #527693   04/09/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Theo tôi thì tình huống 2 là trái đạo đức xã hội, vì việc cưới chồng mới pháp luật không cấm nên người chồng này không thể ra điều kiện với người vợ được, tình huống 1 thì nếu M chưa có vợ thì cũng không có gì sai trái nhưng nếu M đã có vợ thì trái với đạo đức xã hội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buiquangbinh071214 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/09/2019)
  • #527717   04/09/2019

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hộiĐạo đức được hiểu “ hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù họp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”. Có thể nói, đây là luật bất thành văn và tùy từng chuẩn mực mà đánh giá có hay không có vi phạm đạo đức xã hội. Theo mình thì cả hai tình huống trên đều vi phạm đạo đức xã hội

    Cập nhật bởi HNP1997 ngày 04/09/2019 11:23:56 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn HNP1997 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/09/2019) bdbptayninh (24/08/2020)
  • #555461   23/08/2020

    Đạo đức được xem là một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Đây là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi một người được cho là có đạo đức thì ý nói người đó có sự rèn luyện các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống. Nhưng các qui định về đạo đức trong xã hội lúc nào cũng chỉ mang tính tương đối.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dodangquangnhch vì bài viết hữu ích
    bdbptayninh (24/08/2020)
  • #555490   24/08/2020

    Thế nào là trái với đạo đức xã hội?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bdbptayninh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/08/2020)
  • #555521   24/08/2020

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Đạo đức xã hội là một khái niệm khá trìu tượng nhưng lại có sức nặng và sự chi phối vô cùng lớn. Một người vi phạm đạo đức xã hội nhưng không vi phạm pháp luật thì đương nhiên pháp luật không thể xử phạt nhưng có một tòa án gọi là dư luận sẽ lên án nặng nề những hành vi này.

     
    Báo quản trị |  
  • #555558   24/08/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    xã hội lại luôn phát triển không ngừng nên chuẩn mực này cũng thay đổi không ngừng nên việc có trái hay không theo mình cũng chỉ mang tính chất tương đối trừ khi những vi thể hiện quá rõ ràng như đánh đập ông bà cha mẹ chẳng hạn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #556362   30/08/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1190)
    Số điểm: 8635
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 95 lần


    Những câu hỏi ngắn nhưng mà hay, không nên để những khái niệm trái đạo đưc này vào pháp luật một cách triệt để mà chỉ nên nói chung chung có như vậy khi áp dụng mới thấy phù hợp hay không phù hợp, vì những thuột ngữ trừu tượng như thế nfay đừng đưa nó vào khuôn khổ nào hết

     
    Báo quản trị |  
  • #556942   31/08/2020

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Trong giai đoạn hiện nay, trước những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, nhiều giá trị bị lệch chuẩn, bị chi phối bởi sức mạnh đồng tiền, trong đó có giá trị “đạo đức”. Do đó mọi người cần phải có nhận thức , giữ mình và  tránh  xa mọi cạm bẫy, cám dỗ vật chất tầm thường của đời sống xã hội, giữ cho tâm hồn trong sáng, mọi hành vi  của bản thân từng cá nhân phải được  nâng lên thành văn hóa,  trong đối nhân xử thế, từ việc nhỏ đến việc lớn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #559447   30/09/2020

    Theo quan điểm cá nhân của mình thì trái đạo đức xã hội là trái với luân thường đạo lý, trái với truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta gìn giữ. Trong giai đoạn hiện nay thì các giá trị đạo đức bị đảo lộn, mỗi người cần tự nhận thức rõ để không sa đà, làm trái với giá trị đạo đức.

     
    Báo quản trị |  
  • #561295   28/10/2020

    Với sự giải thích như vậy về trái đạo đức xã hội  buộc chúng ta phải biết pháp luật Việt Nam cấm những hành vi nào hay nói cách khác những hành vi nào ở Việt Nam là vi phạm pháp luật và phải có một nhận thức cơ bản của con người trong xã hội về chuẩn mực ứng xử chung.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #561690   31/10/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (852)
    Số điểm: 5779
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật có nhắc tới việc không được trái với đạo đức xã hội. Mà đạo đức là một giá trị, một chuẩn mực nào đó nó không đo lường được. Quan điểm đạo đức mỗi người mỗi thời kỳ giai đoạn cũng không giống nhau. Cho nên theo mình các quy định mà có liên quan đến vấn đề này thường phụ thuộc vào ý chí chủ quản của một hay nhiều người.

    Cập nhật bởi katkumhat ngày 31/10/2020 08:02:32 SA Lỗi Font
     
    Báo quản trị |