Ngày nay, tội bạo loạn diễn ra ngày càng tinh vi hơn, nhiều thủ đoạn mới và cách thức hoạt động để biểu tình bạo loạn cũng phức tạp hơn gây khó khăn cho cơ quan chức năng. Vậy bạo loạn được hiểu thế nào và phạm tội bạo loạn đối mặt bao nhiêu năm tù?
1. Hiểu thế nào là tội bạo loạn?
Hằng năm trên thế giới xảy ra rất nhiều các cuộc bạo loạn lớn, nhỏ với mục đích nhằm chống chính quyền, tổ chức hay đơn thuần là để cướp bóc hoặc phá hoại đất nước.
Tại Việt Nam cũng thế cơ quan chức năng luôn đề cao cảnh giác triệt phá các nhóm tội phạm liên quan đến bạo loạn ngay từ ban đầu. Dấu hiệu nhận biết như đã nói trước đó là bạo loạn là tập hợp một nhóm người sử dụng vũ trang, vũ lực để chống phá chính quyền, tổ chức, cá nhân nào đó.
Các cuộc bạo loạn sẽ do người đứng đầu hoặc một nhóm người, tổ chức đứng ra điều hành, kêu gọi. Do đó những người có tham gia bạo loạn sẽ bị kết án vào tội bạo loạn.
2. Tội bạo loạn sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
- Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
- Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Từ quy định trên, người kêu gọi tổ chức bạo loạn có thể đối mặt với hình phạt cao nhất là tử hình hoặc chung thân, người tham gia bạo loạn hoặc giúp đỡ sẽ bị kết án từ 05 - 15 năm tù. Kể cả người chuẩn bị phạm tội mà chưa thực hiện nhưng có bằng chứng kết tội thì cũng bị truy cứu đến 5 năm.
3. Dấu hiệu của chuẩn bị phạm tội bạo loạn là gì?
Như đã nhắc trước đó người chuẩn bị thực hiện bạo loạn sẽ bị phạt từ từ 01 - 05 năm từ thì Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) giải thích rõ hơn về trường hợp chuẩn bị phạm tội như sau:
- Người chuẩn bị bạo loạn sẽ có một số hành vi như: tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm.
Trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại:
+ Điều 109 tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
+ Điểm a khoản 2 Điều 113 tội thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
+ Điểm a khoản 2 Điều 299 tội thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố.
- Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, người nào có các hành vi tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để tham gia bạo loạn hoặc thành lập tổ chức, nhóm bạo loạn mà chưa thực hiện bạo loạn thì cũng vi phạm tội bạo loạn.