Thầy đúng hay trò đúng?

Chủ đề   RSS   
  • #441881 17/11/2016

    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Thầy đúng hay trò đúng?

    Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang tới gần, xin được gửi tặng những lời chúc, tình cảm tốt đẹp nhất tới các thầy, cô giáo. Chúc cho tất cả thầy cô luôn luôn vui vẻ và tràn ngập niềm vui trong cuộc sống, vững bước trên con đường sự nghiệp “trồng người” cho xã hội.

    Và nhân đây,  xin phép được chia sẻ với mọi người câu chuyện sau:

    Một chàng trai trẻ theo thầy tầm sư học đạo với giao ước: Nếu anh chàng thắng vụ kiện đầu tiên thì sẽ trả đầy đủ tiền học phí cho thầy, nếu anh chàng thua vụ kiện đầu tiên thì sẽ không trả cho người thầy đồng nào hết vì cho rằng thầy dạy không tốt (giao ước được lập thành hợp đồng). Sau khi tốt nghiệp, chàng trai trẻ mở 1 công ty luật;mặc dù ăn nên làm ra nhưng anh chàng không chịu trả tiền cho thầy. Người thầy quyết định phải kiện anh ta, và đây chính là vụ kiện đầu tiên của anh ta.

    Trước khi ra tòa người thầy bảo với anh ta: nếu thầy thắng thì theo quyết định của tòa anh ta sẽ phải trả tiền cho thầy, nếu anh ta thắng thì theo giao ước anh ta cũng sẽ phải trả tiền chi bằng trả trước đi.

    Anh ta phản bác: nếu anh ta thắng thì theo phán quyết của tòa anh ta sẽ không phải trả tiền còn nếu anh ta thua thì theo giao ước anh ta cũng sẽ không phải trả tiền thế nên anh ta không trả.

    Theo mọi người thì trong câu chuyện trên: Thầy đúng hay là trò đúng

    Cập nhật bởi happy_smile ngày 17/11/2016 04:46:34 CH
     
    14586 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn happy_smile vì bài viết hữu ích
    truongngoclieu (18/11/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #441903   17/11/2016

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (545)
    Số điểm: 4441
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần


    Theo tui mục đích của thầy kiện anh ta là vì muốn nhận số tiền học phí. Trước đó hai người đã giao kết hợp đồng bằng miệng, theo BLDS thì giao dịch ds có thể bằng miệng, hợp đồng, hành vi. Vì vậy hợp đồng giữa thầy và anh ta đã có hiệu lực kể từ thời điểm đó.

    Và sau đó thầy đi kiện, nếu anh ta thằng kiện vì tòa án sẽ tuyên bố anh ta không trả tiền cho thầy, tuy nhiên theo hợp đồng giao kết từ trước thì anh ta phải trả tiền cho thầy. Vì vậy theo tui là thầy đúng. :|

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #441953   18/11/2016

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    lawyerinthefuture viết:

    Theo tui mục đích của thầy kiện anh ta là vì muốn nhận số tiền học phí. Trước đó hai người đã giao kết hợp đồng bằng miệng, theo BLDS thì giao dịch ds có thể bằng miệng, hợp đồng, hành vi. Vì vậy hợp đồng giữa thầy và anh ta đã có hiệu lực kể từ thời điểm đó.

    Và sau đó thầy đi kiện, nếu anh ta thằng kiện vì tòa án sẽ tuyên bố anh ta không trả tiền cho thầy, tuy nhiên theo hợp đồng giao kết từ trước thì anh ta phải trả tiền cho thầy. Vì vậy theo tui là thầy đúng. :|

    Hợp đồng này bằng giấy bạn lawyerinthefuture.  Với mình thấy bạn đang nhắc lại lập luận của ông thầy để lập luận cho ông thầy đúng, không thuyết phục. Nếu gặp anh trò phản bác lại, mình lập luận phản biện ntn? Mong nhận thêm ý kiến từ bạn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #442056   19/11/2016

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (545)
    Số điểm: 4441
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần


    happy_smile viết:

    Hợp đồng này bằng giấy bạn lawyerinthefuture.  Với mình thấy bạn đang nhắc lại lập luận của ông thầy để lập luận cho ông thầy đúng, không thuyết phục. Nếu gặp anh trò phản bác lại, mình lập luận phản biện ntn? Mong nhận thêm ý kiến từ bạn.

     

    Theo tui hai người đã xác lập hợp đồng từ trước rồi và đã có hiệu lực. Nhưng trong vụ kiện đầu tiên này anh ta cãi với mục đích là không trả tiền cho thầy và đã thằng kiện, theo quyết định tòa án thì anh ta sẽ không phải trả tiền cho thầy. Tui nhiên lật lại hợp đồng đầu tiên đã có hiệu lực từ trước đó thì sau này không cần biết vụ kiện gì nếu anh ta cãi thắng vụ kiện đầu tiên thì phải trả tiền học phí thôi. Vì vậy anh ta phải trả tiền học phí cho thầy theo hợp đồng đã thỏa thuận. Dù thắng kiện không trả tiền nhưng anh ta vẫn phải thực hiện hợp đồng trước đó chứ.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawyerinthefuture vì bài viết hữu ích
    happy_smile (30/11/2016)
  • #442985   30/11/2016

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    lawyerinthefuture viết:

     

    happy_smile viết:

     

    Hợp đồng này bằng giấy bạn lawyerinthefuture.  Với mình thấy bạn đang nhắc lại lập luận của ông thầy để lập luận cho ông thầy đúng, không thuyết phục. Nếu gặp anh trò phản bác lại, mình lập luận phản biện ntn? Mong nhận thêm ý kiến từ bạn.

     

     

     

    Theo tui hai người đã xác lập hợp đồng từ trước rồi và đã có hiệu lực. Nhưng trong vụ kiện đầu tiên này anh ta cãi với mục đích là không trả tiền cho thầy và đã thằng kiện, theo quyết định tòa án thì anh ta sẽ không phải trả tiền cho thầy. Tui nhiên lật lại hợp đồng đầu tiên đã có hiệu lực từ trước đó thì sau này không cần biết vụ kiện gì nếu anh ta cãi thắng vụ kiện đầu tiên thì phải trả tiền học phí thôi. Vì vậy anh ta phải trả tiền học phí cho thầy theo hợp đồng đã thỏa thuận. Dù thắng kiện không trả tiền nhưng anh ta vẫn phải thực hiện hợp đồng trước đó chứ.

    Một điểm cần lưu ý: Đây là dạng hợp đồng có điều kiện. Bạn xem mấy bác ở dưới phân tích rồi nhận xét thêm nhé. 

     
    Báo quản trị |  
  • #441904   17/11/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Thật trùng hợp, mình vừa đọc cuốn "cãi gì cũng thắng" đúng đến đoạn này :|

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    happy_smile (18/11/2016)
  • #441954   18/11/2016

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    ntdieu viết:

    Thật trùng hợp, mình vừa đọc cuốn "cãi gì cũng thắng" đúng đến đoạn này :|

     Thì ra nó trong cuốn đó. Em lại đọc được ở chỗ khác, thấy hay + dịp 20/11 nên chia sẻ với những người chưa đọc được. Bác đã đọc rồi, bác cho mọi người biết ý kiến nhé!

     
    Báo quản trị |  
  • #441971   18/11/2016

    toanlong123
    toanlong123
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/07/2015
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 860
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 37 lần


    ntdieu viết:

    Thật trùng hợp, mình vừa đọc cuốn "cãi gì cũng thắng" đúng đến đoạn này :|

    CÃI GÌ CŨNG THẮNG hả bác, em cũng tìm đọc mới được

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanlong123 vì bài viết hữu ích
    happy_smile (18/11/2016)
  • #441999   18/11/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


     

    toanlong123 viết:

     

    CÃI GÌ CŨNG THẮNG hả bác, em cũng tìm đọc mới được

     

     

    Link nè bạn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (28/11/2016)
  • #441906   17/11/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    #EDF5F6">" Nếu anh chàng thắng vụ kiện đầu tiên thì sẽ trả đầy đủ tiền học phí cho thầy"

    Do đó nếu vụ kiện xãy ra thì TA sẽ tuyên : do điều kiện để thực hiện nghĩa vụ chưa xãy ra, nên người học chưa phải thực hiện nghĩa vụ trả học phí.

    Như vậy là người học đã thắng vụ kiện đầu tiên và điều kiện để ngươi học phải trả tiền đã thõa mãn nên chàng trai phải trả tiền học phí.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 17/11/2016 10:09:36 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #441912   18/11/2016

    levanbonvp
    levanbonvp

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2016
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Đi học trả học phí cho phí là chuẩn rồi. Tòa án lương tâm bắt anh ta phải trả tiền cho thầy

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn levanbonvp vì bài viết hữu ích
    happy_smile (18/11/2016)
  • #441924   18/11/2016

    ta.luatsaoviet
    ta.luatsaoviet
    Top 150
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 7879
    Cảm ơn: 88
    Được cảm ơn 297 lần


    Khi ông thầy kiện trò về việc trò không trả học phí, tòa sẽ hỏi: hai bên đã thỏa thuận với nhau thế nào về việc trả học phí. Lúc này bản giao ước của 2 bên được cung cấp cho tòa.
    Tòa sẽ đánh giá xem giao ước đó có trái với quy định của pháp luật không (có được coi là giao ước hợp pháp không) và tòa công nhận đây là giao ước hợp pháp và yêu cầu 2 bên phải nghiêm túc thực hiện.
    Căn cứ vào bản giao ước, Tòa sẽ hỏi trò như sau: ở vụ kiện đầu tiên của anh, anh thắng hay thua.
    học trò: Đây là vụ kiện đầu tiên của tôi và hiện tại Tòa đang phân xử nên tôi không biết tôi thắng hay thua khi phiên tòa chưa kết thúc.
    Tòa sẽ đưa ra quan điểm: Bác yêu cầu của Thầy (vì điều kiện để trò phải thực hiện nghĩa vụ chưa xảy ra) tức là chưa xác định được trò có nghĩa vụ phải trả tiền cho thầy nên thầy không có quyền đòi trò phải trả tiền.
    Như vậy xét trong vụ án này thì Thầy đã thua, và trò không phải trả tiền cho thầy.
    Nhưng theo giao ước từ trước thì anh ta phải trả tiền vì anh ta đã thắng. 
    Tóm lại thì ông thầy khá là cao tay, anh học trò được học ông này cũng là một vinh dự lớn nên trả tiền là phải đạo rồi.
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ta.luatsaoviet vì bài viết hữu ích
    happy_smile (18/11/2016) HaiVIB (23/11/2016) hoabanle2605 (01/12/2016)
  • #441944   18/11/2016

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Vẫn có thể xảy ra trường hợp: Anh học trò thắng (tòa tuyên) trên cơ sở không có giao dịch vì "Lỗi của thằng đánh máy" làm giao dịch vô hiệu, khi đó anh học trò không phải trả tiền.

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    happy_smile (18/11/2016)
  • #441955   18/11/2016

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Phải đọc đi đọc lại mãi mới hình dung ra được vụ này. Nhức não thiệt. Thầy và trò đều đúng theo lập luận của mình. Nếu vụ này xảy ra trên thực tế thì Tòa sẽ hoãn vụ việc để điều tra, thu thập chứng cứ và khoảng chục năm đổ lại chưa chắc đã có phán quyết. Ha ha. 

    Cốt lõi ở đây là "giao ước của thầy trò" hay "phán quyết của tòa án" cái nào cao hơn, được tôn trọng? Phán quyết của Tòa án đương nhiên là cao hơn và có hiệu lực pháp lý hơn nhưng lại phải dựa trên "giao ước của thầy trò" để phân xử. Cuối cùng là huề vốn vì không biết phải xử ra sao. 

    Chỉ có thể hòa giải dựa trên đạo lý và tình thầy trò nhân ngày 20/11. Mỗi bên chịu giảm 1 nửa quyền lợi, học phí cưa đôi là được rồi. Thầy dạy Luật mà đưa mình vào tình huống khó đỡ như vậy không phải là thầy giỏi. 

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    happy_smile (23/11/2016)
  • #441956   18/11/2016

    truongngoclieu
    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 2960
    Cảm ơn: 109
    Được cảm ơn 122 lần


    Thực ra vấn đề không có gì gọi là hại não vì chính ông thầy đã sai ngay từ đầu
     
     
    Cụ thể, loại Hợp đồng được giao kết giữa ông THẦY và TRÒ là loại hợp đồng có điều kiện. Chính xác là điều kiện phát sinh việc thực hiện hợp đồng và điều kiện đó là TRÒ phải thắng kiện - Tức là nếu TRÒ chưa thắng kiện thì chưa phát sinh nghĩa vụ của TRÒ theo hợp đồng.
     
     
    Việc ông THẦY quyết định kiện TRÒ ra Tòa để đòi học phí là không có cơ sởông không thể căn cứ vào Hợp đồng có điều kiện để khởi kiện khi điều kiện thực hiện hợp đồng chưa phát sinh. Và đơn khởi kiện của ông sẽ bị từ chối thụ lý ngay từ đầu (vì không có bằng chứng về việc TRÒ đã từng thắng kiện).
     
     
    Không thụ lý => không có việc xét xử=> không có bản án=> Không có ai thắng, ai thua=> đương nhiên chưa đòi được học phí (vì điều kiện thực hiện nghĩa vụ vẫn chưa phát sinh).
     
    Cập nhật bởi truongngoclieu ngày 18/11/2016 11:59:50 SA

    When you like your work, every day is a holiday

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn truongngoclieu vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (25/11/2016) Wizardma (18/11/2016) happy_smile (23/11/2016) bravolaw (24/11/2016)
  • #442640   25/11/2016

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    truongngoclieu viết:

    Thực ra vấn đề không có gì gọi là hại não vì chính ông thầy đã sai ngay từ đầu
     
     
    Cụ thể, loại Hợp đồng được giao kết giữa ông THẦY và TRÒ là loại hợp đồng có điều kiện. Chính xác là điều kiện phát sinh việc thực hiện hợp đồng và điều kiện đó là TRÒ phải thắng kiện - Tức là nếu TRÒ chưa thắng kiện thì chưa phát sinh nghĩa vụ của TRÒ theo hợp đồng.
     
     
    Việc ông THẦY quyết định kiện TRÒ ra Tòa để đòi học phí là không có cơ sởông không thể căn cứ vào Hợp đồng có điều kiện để khởi kiện khi điều kiện thực hiện hợp đồng chưa phát sinh. Và đơn khởi kiện của ông sẽ bị từ chối thụ lý ngay từ đầu (vì không có bằng chứng về việc TRÒ đã từng thắng kiện).
     
     
    Không thụ lý => không có việc xét xử=> không có bản án=> Không có ai thắng, ai thua=> đương nhiên chưa đòi được học phí (vì điều kiện thực hiện nghĩa vụ vẫn chưa phát sinh).
     

    Bạn phân tích rất hay và làm rõ vấn đề cho mình cũng như mọi người. 

    Tuy nhiên, mình góp ý về mặt tố tụng dân sự: Theo tinh thần của Luật Tố tụng dân sự mới hiện nay thì Tòa án không được từ chối thụ lý vụ án nên dù có cơ sở hay không thì Tòa án vẫn phải thụ lý vụ việc. Sau khi xem xét, Tòa án sẽ đình chỉ vụ án vì không có sơ sở để khởi kiện (trường hợp thầy đi kiện). Còn trò thì đương nhiên chẳng đi kiện làm gì rồi. 

    Trân trọng.

     

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    happy_smile (28/11/2016) truongngoclieu (28/11/2016)
  • #442824   28/11/2016

    truongngoclieu
    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 2960
    Cảm ơn: 109
    Được cảm ơn 122 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

     

    truongngoclieu viết:

     

    Thực ra vấn đề không có gì gọi là hại não vì chính ông thầy đã sai ngay từ đầu
     
     
    Cụ thể, loại Hợp đồng được giao kết giữa ông THẦY và TRÒ là loại hợp đồng có điều kiện. Chính xác là điều kiện phát sinh việc thực hiện hợp đồng và điều kiện đó là TRÒ phải thắng kiện - Tức là nếu TRÒ chưa thắng kiện thì chưa phát sinh nghĩa vụ của TRÒ theo hợp đồng.
     
     
    Việc ông THẦY quyết định kiện TRÒ ra Tòa để đòi học phí là không có cơ sởông không thể căn cứ vào Hợp đồng có điều kiện để khởi kiện khi điều kiện thực hiện hợp đồng chưa phát sinh. Và đơn khởi kiện của ông sẽ bị từ chối thụ lý ngay từ đầu (vì không có bằng chứng về việc TRÒ đã từng thắng kiện).
     
     
    Không thụ lý => không có việc xét xử=> không có bản án=> Không có ai thắng, ai thua=> đương nhiên chưa đòi được học phí (vì điều kiện thực hiện nghĩa vụ vẫn chưa phát sinh).
     

     

     

    Bạn phân tích rất hay và làm rõ vấn đề cho mình cũng như mọi người. 

    Tuy nhiên, mình góp ý về mặt tố tụng dân sự: Theo tinh thần của Luật Tố tụng dân sự mới hiện nay thì Tòa án không được từ chối thụ lý vụ án nên dù có cơ sở hay không thì Tòa án vẫn phải thụ lý vụ việc. Sau khi xem xét, Tòa án sẽ đình chỉ vụ án vì không có sơ sở để khởi kiện (trường hợp thầy đi kiện). Còn trò thì đương nhiên chẳng đi kiện làm gì rồi. 

    Trân trọng.

     

     

    Cảm ơn sự bổ sung rất ngắn gọn và chính xác của bạn về bình luận của mình.

    When you like your work, every day is a holiday

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truongngoclieu vì bài viết hữu ích
    happy_smile (28/11/2016)
  • #442904   29/11/2016

    ta.luatsaoviet
    ta.luatsaoviet
    Top 150
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 7879
    Cảm ơn: 88
    Được cảm ơn 297 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

     

    truongngoclieu viết:

     

    Thực ra vấn đề không có gì gọi là hại não vì chính ông thầy đã sai ngay từ đầu
     
     
    Cụ thể, loại Hợp đồng được giao kết giữa ông THẦY và TRÒ là loại hợp đồng có điều kiện. Chính xác là điều kiện phát sinh việc thực hiện hợp đồng và điều kiện đó là TRÒ phải thắng kiện - Tức là nếu TRÒ chưa thắng kiện thì chưa phát sinh nghĩa vụ của TRÒ theo hợp đồng.
     
     
    Việc ông THẦY quyết định kiện TRÒ ra Tòa để đòi học phí là không có cơ sởông không thể căn cứ vào Hợp đồng có điều kiện để khởi kiện khi điều kiện thực hiện hợp đồng chưa phát sinh. Và đơn khởi kiện của ông sẽ bị từ chối thụ lý ngay từ đầu (vì không có bằng chứng về việc TRÒ đã từng thắng kiện).
     
     
    Không thụ lý => không có việc xét xử=> không có bản án=> Không có ai thắng, ai thua=> đương nhiên chưa đòi được học phí (vì điều kiện thực hiện nghĩa vụ vẫn chưa phát sinh).
     

     

    Bạn phân tích rất hay và làm rõ vấn đề cho mình cũng như mọi người. 

    Tuy nhiên, mình góp ý về mặt tố tụng dân sự: Theo tinh thần của Luật Tố tụng dân sự mới hiện nay thì Tòa án không được từ chối thụ lý vụ án nên dù có cơ sở hay không thì Tòa án vẫn phải thụ lý vụ việc. Sau khi xem xét, Tòa án sẽ đình chỉ vụ án vì không có sơ sở để khởi kiện (trường hợp thầy đi kiện). Còn trò thì đương nhiên chẳng đi kiện làm gì rồi. 

    Trân trọng.

    Về vấn đề đình chỉ vụ án, tôi có quan điểm trường hợp này không thuộc trường hợp đình chỉ vụ án, vì chưa xảy ra sự kiện để phát sinh nghĩa vụ của thằng trò nên ông thầy không có căn cứ để đòi thằng trò. Do đó Tòa án không chấp nhận yêu cầu của ông thầy thôi, ko thể đình chỉ vụ án được. Các trường hợp được đình chỉ vụ án được quy định tại điều 217 BLTTDS 2015 thì không có quy định về trường hợp này.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ta.luatsaoviet vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (01/12/2016)
  • #442913   29/11/2016

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    ta.luatsaoviet viết:

    Khongtheyeuemhon viết:

    Bạn phân tích rất hay và làm rõ vấn đề cho mình cũng như mọi người. 

    Tuy nhiên, mình góp ý về mặt tố tụng dân sự: Theo tinh thần của Luật Tố tụng dân sự mới hiện nay thì Tòa án không được từ chối thụ lý vụ án nên dù có cơ sở hay không thì Tòa án vẫn phải thụ lý vụ việc. Sau khi xem xét, Tòa án sẽ đình chỉ vụ án vì không có sơ sở để khởi kiện (trường hợp thầy đi kiện). Còn trò thì đương nhiên chẳng đi kiện làm gì rồi. 

    Trân trọng.

    Về vấn đề đình chỉ vụ án, tôi có quan điểm trường hợp này không thuộc trường hợp đình chỉ vụ án, vì chưa xảy ra sự kiện để phát sinh nghĩa vụ của thằng trò nên ông thầy không có căn cứ để đòi thằng trò. Do đó Tòa án không chấp nhận yêu cầu của ông thầy thôi, ko thể đình chỉ vụ án được. Các trường hợp được đình chỉ vụ án được quy định tại điều 217 BLTTDS 2015 thì không có quy định về trường hợp này.

    Bác không thể sống thiếu em kiểm tra lại nhé, tinh thần bác nêu ở trển hiện nay còn hơn 1 tháng nữa mới có hiệu lực ạ! Nên không áp dụng trong topic thời điểm hiện nay ...

    Cảm ơn đã cho tôi đăng một comment, bổ sung tháng này em cũng được hơn 2 bài :)

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (01/12/2016)
  • #442915   29/11/2016

    ta.luatsaoviet
    ta.luatsaoviet
    Top 150
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 7879
    Cảm ơn: 88
    Được cảm ơn 297 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

     

    ta.luatsaoviet viết:

     

    Khongtheyeuemhon viết:

    Bạn phân tích rất hay và làm rõ vấn đề cho mình cũng như mọi người. 

    Tuy nhiên, mình góp ý về mặt tố tụng dân sự: Theo tinh thần của Luật Tố tụng dân sự mới hiện nay thì Tòa án không được từ chối thụ lý vụ án nên dù có cơ sở hay không thì Tòa án vẫn phải thụ lý vụ việc. Sau khi xem xét, Tòa án sẽ đình chỉ vụ án vì không có sơ sở để khởi kiện (trường hợp thầy đi kiện). Còn trò thì đương nhiên chẳng đi kiện làm gì rồi. 

    Trân trọng.

    Về vấn đề đình chỉ vụ án, tôi có quan điểm trường hợp này không thuộc trường hợp đình chỉ vụ án, vì chưa xảy ra sự kiện để phát sinh nghĩa vụ của thằng trò nên ông thầy không có căn cứ để đòi thằng trò. Do đó Tòa án không chấp nhận yêu cầu của ông thầy thôi, ko thể đình chỉ vụ án được. Các trường hợp được đình chỉ vụ án được quy định tại điều 217 BLTTDS 2015 thì không có quy định về trường hợp này.

     

     

    Bác không thể sống thiếu em kiểm tra lại nhé, tinh thần bác nêu ở trển hiện nay còn hơn 1 tháng nữa mới có hiệu lực ạ! Nên không áp dụng trong topic thời điểm hiện nay ...

    Cảm ơn đã cho tôi đăng một comment, bổ sung tháng này em cũng được hơn 2 bài :)

    BLTTDS 2015 có hiệu lực từ 01/07/2016 mà bác  với lại luật cũ nó cũng vậy chứ có phải luật mới nó khác luật cũ đâu 

     
    Báo quản trị |  
  • #442962   30/11/2016

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    ta.luatsaoviet viết:

    BLTTDS 2015 có hiệu lực từ 01/07/2016 mà bác  với lại luật cũ nó cũng vậy chứ có phải luật mới nó khác luật cũ đâu 

    Em xin lỗi, tại em đọc điểm a, Khoản 1, Điều 517 BLTTDS 2015 nên mới nghĩ thế thôi ạ.

    Cảm ơn bác đã tạo điều kiện giúp em viết thêm được 1 bài 

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |