Thay đổi cột điện sang vị trí khác?

Chủ đề   RSS   
  • #568387 27/02/2021

    phungpham1973
    Top 150
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (549)
    Số điểm: 14940
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 140 lần


    Thay đổi cột điện sang vị trí khác?

    Anh đang gặp một trường hợp họ yêu cầu di dời cột điện mới trồng ở đối diện nhà họ qua vị trí khác
    cho anh hỏi các cơ sở pháp lý, quy trình phân câp về việc trồng mới, di chuyển, thay thế cột điện tại cấp xã, phường được không?
    Cột diện trồng thay thế này thuộc dự án cải tạo trạm biến áp, cải tạo đường trục hạ áp lưới điện phục vụ dân sinh trong khu dân cư
     
     
    751 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #568388   27/02/2021

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1400)
    Số điểm: 11717
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực về an toàn điện (được sửa đổi bởi Điểm a và Điểm b  Khoản 9 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP) có quy định:

    “Điều 13. Điều kiện để nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV

    Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    1. Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.

    2. Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận của đường dây.

    3. Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:

    Điện áp

    Đến 35 kV

    110 kV

    220 kV

    Khoảng cách

    3,0 m

    4,0 m

    6,0 m

     

    4. Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một (01) mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một (01) mét.

    5. Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.

    6. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về phạm vi, kỹ thuật nối đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp 220 kV và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây 500 kV.”

    Trước tiên, anh/chị xác định việc đặt cột điện có đáp ứng được các điều kiện nêu trên hay không (nhất là quy định về khoảng cách). Nếu không đáp ứng được quy định trên, thì việc xây dựng cột điện là trái pháp luật và người dân có công trình trên đất được quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý (nếu người dân đã xây dựng công trình trên đất hợp pháp trước đó).

    Nếu việc đặt cột điện là đúng quy định pháp luật, thì người dân không có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền di dời cột điện đi nới khác. Nếu có yêu cầu riêng, thì phải làm văn bản và nêu rõ lý do để cơ quan Nhà nước xem xét, đánh giá.

     
    Báo quản trị |