Thay đổi chủ nhà trên hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh

Chủ đề   RSS   
  • #531860 30/10/2019

    Thay đổi chủ nhà trên hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh

    Thưa các Luật sư,

    Hiện Công ty em đang thuê địa điểm của người dân làm địa điểm kinh doanh. Nay chủ nhà vừa hoàn tất xong thủ tục bán nhà. Bên em còn hợp đồng thuê nhà tới T6.2020. Nay cả chủ nhà cũ và chủ nhà mới đều đồng ý sẽ kế thừa hợp đồng thuê của bên em. Các Luật sư cho em hỏi bên em sẽ làm thủ tục chuyển nhượng hợp đồng thuê từ chủ nhà cũ sang chủ nhà mới hay thanh lý hợp đồng thuê cũ và ký với chủ nhà mới hợp đồng thuê khác?

    Em xin cảm ơn

     
    1615 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ktran245 vì bài viết hữu ích
    nhungvtb.lawyer (30/10/2019) ThanhLongLS (30/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #531874   30/10/2019

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Gửi bạn tham khảo!

    Theo quy định tại Luật Nhà ở 2014

    Điều 133. Quyền tiếp tục thuê nhà ở

    2. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê cho người khác mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng; chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác….”

    Theo quy định trên, bạn không cần phải giao kết hợp đồng thuê nhà mới, nhưng nên làm văn bản phụ lục hợp đồng ghi nhận thỏa thuận của 3 bên để đảm bảo các bên có căn cứ thực hiện.

    Chúc bạn sớm giải quyết được vướng mắc của mình!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #531997   30/10/2019

    nhungvtb.lawyer
    nhungvtb.lawyer

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2019
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 13 lần


    Dear Bạn!

    Bước đầu thì Chủ nhà cũ và Chủ nhà mới bước đầu đã đồng ý kế thừa hợp đồng thuê nhà tới T6.2020.

    Và như bạn đã nêu thì đang phân vân giữa hai phương án để lựa chọn, vậy cần phân tích xem phương án nào đảm bảo an toàn pháp lý về sau cho người thuê (tức là an toàn cho chính Bạn).

    PA1: Làm thủ tục chuyển nhượng từ Chủ nhà cũ sang Chủ nhà mới

    Điều 133. Quyền tiếp tục thuê nhà ở

    2. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê cho người khác mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng; chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    Theo Khoản 2 Điều 133 Luật nhà ở 2014, thì Chủ nhà mới có trách nhiệm phải tiếp tục thực hiện hợp đồng mà bạn đã thuê với Chủ nhà cũ trước đó cho đến khi hết hạn hợp đồng vào T6.2020.

    Ưu điểm: Không cần làm hợp đồng mới, nên rút ngắn được thời gian giao kết lại các điều khoản hợp đồng mới với Chủ nhà mới.

    Nhược điểm: Giả sử rằng trong thời gian thuê nhà chưa hết hạn, nhưng Chủ nhà cũ và Chủ nhà mới lại xảy ra tranh chấp về chuyển quyền sỡ hữu nhà bạn đang thuê, thì lúc này bạn là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

    Như vậy, nếu chọn phương án này bạn cần phải lập biên bản có ký xác nhận giữa 3 bên để làm căn cứ chứng minh nếu có xảy ra tranh chấp về sau.

    Bởi vì lúc này bạn không còn thanh toán tiền nhà cho Chủ nhà cũ nữa mà đã thanh toán tiền nhà cho Chủ nhà mới, hoặc do lúc này rắc rối trong khi chuyển quyền chủ sở hữu nhà ở với Chủ nhà mới  nên Chủ nhà cũ đơn phương chấp dứt hợp đồng và yêu cầu bạn phải trả lại nhà đang thuê, và các trường hợp tương tự khác... nếu không có biên bản xác nhận giữa 3 bên để chứng minh thì rất rắc rối cho chính bạn. 

    PA2: Thanh lý hợp đồng cũ với Chủ nhà cũ và Ký hợp đồng mới với Chủ nhà mới

    Ưu điểm: Phân định rõ ràng giữa hợp đồng cũ và hợp đồng mới, loại bỏ được yếu tố liên quan của bên thứ ba. 

    Nhược điểm: Mất nhiều thời gian làm nhiều thủ tục hơn như thanh lý hợp đồng cũ với Chủ nhà cũ, đồng thời phải giao kết lại hợp đồng mới với Chủ nhà mới, có thể với nhiều điều khoản mới giữa hai bên đặt ra. 

    Như vậy, nếu chọn phương án này bạn cần phải có căn cứ xác định được Chủ nhà mới đã được chuyển quyền sở hữu nhà ở mà bạn đang thuê đúng quy định pháp luật. Nếu không nó lại gặp phải các rắc rối như đã nêu ở PA1 khi Chủ nhà mới và Chủ nhà cũ xảy ra tranh chấp. 

    Một vài lưu ý xin thông tin trao đổi cùng bạn, trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp rắc rối gì có thể liên hệ theo thông tin bên dưới.

    Cập nhật bởi nhungvtb.lawyer ngày 30/10/2019 10:12:48 CH ...

    Zalo: 0978 577 520 | Mail: nhungvtb.lawyer@gmail.com

    HỖ TRỢ TƯ VẤN và THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ

    ---------------------------------------------------

    + Chấp nhận CHO ĐI rồi mới NHẬN LẠI;

    + Khát khao truyền CẢM HỨNG và cho ĐAM MÊ;

    + Luôn và không ngừng ĐI để ĐẾN;

    + Kết quả luôn phải là sự THAY ĐỔI để KHÁC BIỆT và HIỆU QUẢ vì Khách hàng;

    + Tôn trọng đối tác và trên cơ sở các bên đều CÓ LỢI;

    + Khẳng định tầm quan trọng của KỸ NĂNG hơn LÝ THUYẾT;

    + Luôn cung cấp dịch vụ tư vấn CHUYÊN NGHIỆP đến Khách hàng;

    + Cam kết về UY TÍN, CHẤT LƯỢNG đối với mọi hoạt động của mình.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nhungvtb.lawyer vì bài viết hữu ích
    GHLAW (31/10/2019) ThanhLongLS (31/10/2019)