Thầy, cô dạy giỏi thì không bao giờ điểm danh

Chủ đề   RSS   
  • #528914 24/09/2019

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Thầy, cô dạy giỏi thì không bao giờ điểm danh

    Phải hiểu đúng: Xe nào không được chạy quá 40 km/giờ từ 15/10

     

    Tôi vẫn còn nhớ, thời sinh viên cứ đến giờ dạy của thầy Dương Anh Sơn thì hội trường đều đông, có khi sinh viên của lớp khác đến học, thầy không hề điểm danh; tất cả nằm ở chỗ thầy giảng cái người học muốn nghe, thầy dạy cái người học thích.

    Dương Anh Sơn

    Thầy Dương Anh Sơn

    Tuy nhiên, lại có môn thầy, cô điểm danh, sinh viên đến lớp nhiều khi chỉ để điểm danh chứ không phải học, có khi điểm danh xong thì trốn học hoặc nhờ người khác đi điểm danh dùm.

    Thiết nghĩ, thời đại 4.0 mà thầy, cô còn điểm danh thì chẳn khác nào là 0.4; điều đó chỉ dành cho giảng viên không giỏi. Bởi lẽ, nếu thầy, cô dạy hay thì sinh viên tất yếu phải đi học.

    Nếu thầy, cô có phương pháp dạy học – ra đề thi hợp lý, chỉ những ai đi học mới có thể làm bài thi được thì không cần điểm danh sinh viên, học viên cũng đi học.

    Sinh viên, học viên đều 18+ đủ để nhận thức được việc học của mình, sao cho có lợi cho mình; bởi vậy, đừng ép sinh viên lên lớp để nghe sự giảng mà sinh viên không cần.

    Rất mong Nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có quy định về vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và tạo môi trường học tập thỏa mái cho sinh viên, học viên.

     
    20205 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    hoangtran1995 (29/09/2020) TRUTH (25/09/2019) ThanhLongLS (24/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #556353   30/08/2020

    Hoàn thành sứ mệnh của một người truyền cảm hứng khó khăn hơn nhiều so với vai trò của một giáo viên đơn thuần truyền đạt kiến thức.

    Người ta vẫn chỉ đào tạo những người thầy ra để dạy theo sách giáo khoa. Những người thầy ra trường để truyền đạt kiến thức. Các cô thầy ra trường chỉ để truyền đạt hết kiến thức được học trong nhà trường.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #558165   20/09/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Giáo viên dạy giỏi thì chắc chắn một điều các sinh viên sẽ hào hứng tham gia tiết học với tâm thế phấn khích, chăm chú nghe giảng. Hiện nay việc sinh viên lên lớp rồi nằm gục  trên bàn ngủ hay có những sinh viên xác định do giảng viên giảng dạy quá nhàm chán nên không đi học... Do đó, Bên cạnh việc giảng viên dạy giỏi thì những giảng viên có tính hài hước hoặc có lối kể truyện lôi cuốn sẽ giúp sinh viên cảm thấy buổi học không nhàm chán và hứng thú với buổi học hơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #558674   27/09/2020

    Theo mình thì cảm thấy đúng là như vậy. Chỉ cần giáo viên giỏi và có tâm huyết với nghề thì tự thu được sự quan tâm của học sinh. Mình thấy có nhiều thầy cô lúc nào cũng điểm danh nhưng cho đủ lớp rồi thì cả lớp toàn ngủ, mất bao nhiêu là thời gian của mọi người. Ngoài những yếu tố đó người giáo viên cần có phương pháp của riêng mình để tạo ấn tượng với học sinh.

     
    Báo quản trị |  
  • #558679   27/09/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Thầy, cô dạy giỏi thì không bao giờ điểm danh

    Mình đồng ý với quan điểm của tác giả là giáo viên dạy giỏi thì học sinh tự khác đi học. Việc điểm danh cũng tuỳ vào mỗi giáo viên thôi, có người dạy rất hay nhưng vẫn muốn điểm danh, chỉ ra những bạn lười học, trốn học. Nên chúng ta cần linh động tuỳ trường hợp!!

     
    Báo quản trị |  
  • #559009   29/09/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2002)
    Số điểm: 13513
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 255 lần


    Chủ đề của bài viết quá chính xác. Ở đây, quan điểm của mình thì việc học là quyền của mỗi người. Việc họ nghỉ học thì sẽ ảnh hưởng đến chính bản thân sinh viên đó chứ việc điểm danh vô hình chung đặt nặng hình thức quá. Thầy cô cứ dạy hay là sinh viên sẽ đông. Nếu có người nghĩ thì là do chính bản thân họ lựa chọn và họ phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #560959   26/10/2020

    Theo quan điểm cá nhân của mình thầy cô điểm danh cũng vì muốn học sinh có ý thức đi học hơn thôi, một lớp học cả trăm trò không có kỷ luật thì sao quản lý lớp hết được. Phần cũng muốn tốt cho học sinh, đi học đầy đủ nghe giảng bài thì vẫn tốt hơn ở nhà mượn lại vở bạn để chép.

     
    Báo quản trị |  
  • #561286   28/10/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Câu chuyện điểm danh đối với sinh viên là "muôn thuở" cũng khó giải thích. Trên thực tế thì vẫn có nhiều thầy cô dạy hay dạy giỏi nhưng vẫn điểm danh vì xét tính kỷ luật, tự giác của sinh viên. Đôi lúc còn cộng điểm để khuyến khích chuyên cần của sinh viên nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #561820   31/10/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (852)
    Số điểm: 5779
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Quy định về chuyện điểm danh sinh viên trước các buổi học ở các trường Cao đằng, Đại học ở các cơ sở đào tạo không giống nhau, đôi khi nội bộ trong trường giữa các thầy cô cũng không giống nhau. Có người có có người không. Nhiều người điểm danh để tính điểm chuyên cần, có người thì không quan tâm đến chuyện này. Sinh viên ở các trường tùy thuộc vào quy định của trường, quy định của thầy cô mà xem xét đến chuyện có đi học hay không. Nói chung việc điểm danh cũng tùy nghi.

     
    Báo quản trị |  
  • #566911   26/01/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Hồi xưa học đại học cũng thỉnh thoảng mình hay lười tới lớp, y rằng hôm nào không đi học là thầy cô điểm danh. Thật ra nếu nói thầy cô giỏi không cần điểm danh cũng không đúng lắm, quan trọng là ở ý thức của người học thôi. Chứ một khi bạn đã lười thì thầy cô giỏi cỡ nào cũng chịu.

     
    Báo quản trị |  
  • #567033   28/01/2021

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Điểm danh không phải là không tốt. Điểm danh đôi lúc cũng giúp cho giáo viên kiểm soát được tính chuyên cần của học sinh. Nhiều giáo viên dạy rất giỏi nhưng vẫn điểm danh để đánh giá thái độ học tập của học sinh. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số giáo viên muốn"giữ" sinh viên trong lớp. Chính vì thế mà sinh viên lại càng muốn cúp học.
     
    Báo quản trị |  
  • #567281   30/01/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2002)
    Số điểm: 13513
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 255 lần


    Mình đồng ý là thầy cô giỏi sẽ tạo sự hứng thú cho người học thành ra mọi người sẽ đi học đầy đủ hơn. Tuy nhiên, không có nghĩa là những lớp này không cần điểm danh, vì vẫn có những thành phần “làm biếng” bất chấp mọi hoàn cảnh, nên thỉnh thoảng việc điểm danh sẽ giúp những bạn này siêng đi học hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #567529   31/01/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Bài viết nghe có vẻ hơi phiến diện. Theo quan điểm mình thì vấn đề năm ở 2 khía cạnh, 1 là người dạy, 2 là người học. Người dạy dù giỏi hay dở thì cũng cần có mối tương quan với người muốn học hay không muốn học. Hơn nữa còn phụ thuộc vào nhiều lý do, mà chỉ 1 trong số đó là do “thầy dạy dở”.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #570624   24/04/2021

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Đối với SV, nhiều người có thể tự chủ động học tập và nghiên cứu thường cảm thấy "phí" thời gian nếu đến giảng đường với cơn buồn ngủ trong những tiết học mà chép nhiều hơn nghe (nhất là khi hiện tượng học theo kiểu "thầy đọc, trò chép" vẫn còn phổ biến trong ngành giáo dục ở nước ta hiện nay). Trong khi đó, nếu dùng khoảng thời gian đó để nghiên cứu thêm các nguồn tài liệu liên quan thì hiệu quả học tập sẽ cao hơn nhiều (đương nhiên, với điều kiện là SV biết được những yêu cầu kiến thức mà bộ môn đặt ra và có nhiều tài liệu học tập trong tay)

     
     
    Báo quản trị |  
  • #570934   29/04/2021

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Theo mình thì không phải thầy cô nào dạy giỏi cũng không bao giờ điểm danh, nhiều thầy cô dạy giỏi thu hút nhiều sinh viên tham gia giờ dạy của mình. Tuy nhiên, việc điểm danh cũng đánh giá một phần trong việc tích cực tham gia, tính chuyên cần của sinh viên.
     
     
    Báo quản trị |