Thất tịch là ngày nào 2024? Ăn chè đậu đỏ ngày thất tịch có ý nghĩa gì?

Chủ đề   RSS   
  • #614879 06/08/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 498 lần


    Thất tịch là ngày nào 2024? Ăn chè đậu đỏ ngày thất tịch có ý nghĩa gì?

    Lễ Thất Tịch diễn ra vào mùng 07/7 âm lịch hằng năm hay còn được biết đến là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Thất tịch năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 10/8/2024 dương lịch.

    Thất tịch là ngày nào 2024? 

    Ngày lễ Thất tịch, còn gọi Tết ngâu hay ngày ông Ngâu bà Ngâu, là ngày 07/7 âm lịch hàng năm, gắn liền với sự tích Ngưu Lang và Chức Nữ. 

    Thất tịch 2024 sẽ rơi vào thứ Bảy, tức ngày 10/8 dương lịch.

    Về sự tích Ngưu Lang và Chức Nữ, có rất nhiều phiên bản trong dân gian. Nhưng nhìn chung, có lẽ phiên bản được truyền bá phổ biến nhất có nội dung như sau:

    Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng ở trên Thiên đình, chàng chăn trâu giỏi và có tài thổi sáo rất hay. Chức Nữ là tiên nữ phụ trách việc dệt vải. Hai người gặp nhau trong một lần tình cờ và đem lòng yêu thương nhau.

    Ngưu Lang vì say mê Chức Nữ đã bỏ bê công việc, để trâu đi vào cung điện của Ngọc hoàng. Nàng Chức nữ cũng vì mê tiếng sáo của chàng Ngưu lang mà lơ là việc dệt vải.

    Sau khi phát hiện, Ngọc Hoàng giận dữ nên ngăn cấm họ gặp nhau bằng con sông Ngân Hà, một người đầu sông, một người cuối sông.

    Tuy nhiên, thương tình cho cặp đôi dù trắc trở nhưng vẫn một lòng chung thủy yêu thương nhau, Ngọc Hoàng ban lệnh cho hai người gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất tịch - ngày 07/7 âm lịch hằng năm. Mỗi năm vào ngày này sẽ có một đàn quạ đen hợp lại làm thành cây cầu Ô Thước bắc qua sông Ngân Hà để giúp Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.

    Vào ngày tiễn biệt, Ngưu Lang và Chức Nữ nhớ nhung khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa và được gọi là mưa ngâu. Vì vậy mà hai người cũng được người dân gọi là Ông Ngâu Bà Ngâu. Đây cũng chính là lý giải cho việc vào ngày 07/7 âm lịch hằng năm thường có mưa.

    Ăn chè đậu đỏ ngày thất tịch có ý nghĩa gì?

    Có thêm một điển tích về ngày Thất tịch, đó chính là tương truyền nếu ăn chè đậu đỏ vào ngày thất tịch sẽ gặp may mắn trong tình duyên. Vậy nguồn gốc của điển tích trên là từ đâu và sự thật ra sao?

    Đậu đỏ được xem là một điều mang lại nhiều may mắn bởi theo quan niệm dân gian, màu đỏ tượng trưng cho sự tốt lành, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Vào ngày lễ Thất tịch 07/7 âm lịch hằng năm, nhiều người ăn chè đậu đỏ có ý nghĩa cầu mong đường nhân duyên thuận lợi, nếu độc thân thì sẽ tìm được người yêu, người đã có đôi thì bên nhau trọn kiếp.

    Nhiều người cho rằng việc ăn chè đậu đỏ ngày thất tịch bắt nguồn từ Trung Quốc, tuy nhiên thực tế loại đậu biểu trưng cho ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc là "đậu tương tư" hay "hồng đậu", "khổng tước". Loại đậu này hoàn toàn khác với đậu đỏ của Việt Nam.

    Đậu tương tư có kích thước nhỏ, hình dáng thon hơi giống hình trái tim, vỏ ngoài có màu đỏ thẫm bóng loáng. Đây là một loại đậu rất cứng, khó bị phai màu, ít bị mối mọt hay hư hại nên được xem như biểu tượng cho một tình yêu bất diệt, không thay đổi.

    Đậu tương tư không ăn được và tại Trung Quốc, đậu tương tư thường được kết thành vòng tay, cho vào lọ thuỷ tinh trang trí, hoặc một số nơi để đậu tương tư dưới gối của vợ chồng để cầu mong tình nghĩa được sắt son và lâu bền như đậu tương tư.

    Như vậy, thật ra tục ăn chè đậu đỏ ngày thất tịch không phải bắt nguồn từ Trung Quốc mà khi qua Việt Nam đã được thay thế bằng chè đậu đỏ. Tuy nhiên, đây là quan niệm dân gian của mỗi quốc gia nên tại Việt Nam, việc ăn chè đậu đỏ ngày thất tịch sẽ vẫn mang ý nghĩa cầu những điều tốt lành sẽ đến với gia đạo, tình duyên.

    Lễ thất tịch 2024 có được nghỉ làm không?

    Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

    - Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch);

    - Tết Âm lịch: 05 ngày;

    - Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch);

    - Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch);

    - Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

    - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).

    Đồng thời, lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

    Như vậy, lễ thất tịch không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, thất tịch 2024 diễn ra vào thứ 7 ngày 10/8, tức là rơi vào ngày nghỉ hằng tuần đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có ngày nghỉ hằng tuần là thứ 7 và chủ nhật. Theo đó, người lao động ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đó có thể nghỉ làm vào ngày thất tịch.

     
    6154 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    nguyenthibe25 (07/08/2024) admin (07/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận