Thanh tra trong hoạt động quản lý nhà nước quy định thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #593922 17/11/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Thanh tra trong hoạt động quản lý nhà nước quy định thế nào?

    Thanh tra là một hoạt động xem xét, đánh giá và rà soát xử lý các khuyết điểm, sai phạm của cơ quan, tổ chức đối với công tác quản lý nhà nước. Qua đó, thực hiện việc kiểm tra các cơ quan nhằm điều chỉnh chất lượng hoạt động và ngăn ngừa tiêu cực.
     
    Thanh tra Chính phủ là cơ quan được biết đến nhiều nhất và có quyền hạn ngang bộ, thay mặt Chính phủ kiểm soát hoạt động của các cơ quan khác trực thuộc Chính phủ. Vậy thanh tra là gì? Và hoạt động thanh tra được quy định ra sao?
     
    thanh-tra-trong-hoat-dong-quan-ly-nha-nuoc-quy-dinh-the-nao
     
    1. Thanh tra là gì?
     
    Hiện nay chưa có văn bản giải thích thuật ngữ thanh tra ra sao, tuy nhiên có thể hiểu thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 
     
    Theo đó, hoạt động thanh tra được thực hiện bởi cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục luật định, nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với Nhà nước các biện pháp khắc phục. 
     
    Hiện nay, thanh tra được phân thành nhiều cấp độ khác nhau bao gồm:
     
    - Thanh tra nhà nước.
     
    - Thanh tra hành chính.
     
    - Thanh tra chuyên ngành.
     
    2. Các cơ quan thực hiện việc thanh tra
     
    Căn cứ Điều 4 Luật Thanh tra 2010 quy định các cơ quan sau đây có chức năng thực hiện thanh tra như sau:
     
    (1) Đối với cơ quan thanh tra nhà nước gồm có:
     
    - Thanh tra Chính phủ.
     
    - Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ).
     
    - Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh).
     
    - Thanh tra sở.
     
    - Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).
     
    (2) Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
     
    Việc phân thành 02 nhánh thanh tra là do nội dung hoạt động thanh tra chuyên ngành có những thay đổi nhất định như: thẩm quyền ra quyết định thanh tra, phân công nhiệm vụ thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành thanh tra chuyên ngành.
     
    Việc thanh tra ở các cơ quan chuyên ngành mà cơ quan thanh tra không có đủ chuyên môn hay điều kiện thực thì sẽ rất khó giải quyết vì thế phải có cơ quan thanh tra chuyên môn.
     
    Đối với hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, các quy định Luật Thanh tra 2010 đã xác định rõ những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thanh tra.
     
    3. Nguyên tắc thanh tra và những điều nghiêm cấm
     
    Thanh tra là một lĩnh vực cần có tính nghiêm minh và công  tâm vì thực hiện việc kiểm tra, giám sát các hoạt động mang yếu tố ảnh hưởng đến xã hội và an ninh đất nước.
     
    Theo đó cơ quan thanh tra phải hoạt động dựa theo nguyên tắc của Điều 7 Luật Thanh tra 2010:
     
    - Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
     
    - Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
     
    Ngoài ra, cơ quan thanh tra còn bị điều chỉnh bởi một số hoạt động mà thanh tra không được làm tại Điều 13 Luật Thanh tra 2010:
     
    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.
     
    - Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao.
     
    - Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
     
    - Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.
     
    - Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
     
    - Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra nhà nước; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.
     
    - Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra.
     
    - Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
     
    - Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
     
    Như vậy, thanh tra là hoạt động mang tầm quan trọng lớn khi thực hiện quyền giám sát, kiểm tra, xử lý và đưa ra hướng giải quyết từ đó đảm bảo nguyên tắc được đề ra của Đảng và Nhà nước. 
     
    Với chức năng, nhiệm vụ xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hoặc hành vi hành chính của cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, cũng như trách nhiệm và quyền hạn được giao; kết luận và xử lý kịp thời những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước góp phần bảo đảm trật tự kỷ cương trong quản lý, làm trong sạch bộ máy nhà nước.
     
    1435 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận