Thành lập hội: trường hợp nào phải đăng ký với cơ quan nhà nước?

Chủ đề   RSS   
  • #435914 14/09/2016

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Thành lập hội: trường hợp nào phải đăng ký với cơ quan nhà nước?

    Đó là vướng mắc của tôi khi xem qua Dự thảo Luật về hội đang được xem xét cho ý kiến tại phiên làm việc thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/7/2017 thay thế Luật về quyền lập hội 1957.

    Theo đó, tại Dự thảo Luật về hội có chia 2 nhóm, đó là Hội không đăng ký và Hội đăng ký.

    Các quy định liên quan đến Hội đăng ký thì khá rõ ràng như Điều kiện thành lập hội, Điều kiện cấp Giấy chứng nhận thành lập hội, Điều lệ hội…còn quy định liên quan đến Hội không đăng ký có vẻ mơ hồ và không xác định được trường hợp nào phải đăng ký khi thành lập hội và trường hợp nào không phải đăng ký khi thành lập hội?

    Tại Chương II Quy định về Hội không đăng ký có nội dung như sau:

    Điều 9. Yêu cầu đối với hoạt động của hội không đăng ký

    1. Hội phải có địa chỉ liên lạc cụ thể, rõ ràng. 
    2. Hội và hội viên của hội không được nhân danh hội tham gia các quan hệ pháp luật.
    3. Hội có người đại diện theo ủy quyền của các hội viên.
    4. Hội viên của hội chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về việc tham gia hoạt động hội.

    Điều 10. Quyền của hội không đăng ký

    1. Quyết định tôn chỉ, mục đích, điều lệ hội (nếu có) phù hợp với quy định của pháp luật.
    2. Quyết định phạm vi hoạt động và cơ cấu tổ chức của hội.
    3. Tổ chức thực hiện các hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của hội và phù hợp với quy định của pháp luật.

    Điều 11. Nghĩa vụ của hội không đăng ký

    1. Chấp hành các quy định tại Chương II và các quy định liên quan khác của Luật này, trừ các quy định áp dụng cho hội có đăng ký.
    2. Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, điều lệ hội (nếu có).
    3. Gặp gỡ, động viên, thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo mục đích, tôn chỉ của hội.
    4. Báo cáo hoạt động của hội khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Không có Điều khoản nào quy định về trường hợp không phải đăng ký thành lập hội, mặc dù hiện nay, nhiều hội đáp ứng đủ tiêu chuẩn về hội, tổ chức, hoạt động theo các nguyên tắc của hội, có người đứng đầu đại diện cho hội nhưng không đăng ký và số lượng hội dạng này rất lớn, nếu Luật không quy định rõ trường hợp cụ thể nào phải đăng ký và trường hợp nào không thì rất khó để quản lý và xử lý vi phạm pháp luật đối với các loại tổ chức này.

    Thêm một điều nữa, đó là sự khập khiễng trong việc sử dụng câu từ hay là chủ ý của nhà làm luật?

    “Cá nhân, pháp nhân” hay là “công dân, pháp nhân Việt Nam”, cái nào đúng?

    Tại Khoản 1 Điều 5 quy định về quyền lập hội có nội dung như sau:                 

    Điều 5. Quyền lập hội

    1. Công dân, pháp nhân Việt Nam có quyền lập hội dưới những hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, có đăng ký hoặc không đăng ký.

    Nếu đã nhắc đến “pháp nhân” thì phải đi đôi với “cá nhân”, còn “công dân” là để chỉ công dân nước Việt Nam hay công dân nước ngoài.

    Nhưng liệu sử dụng cụm từ  “cá nhân, pháp nhân Việt Nam” có bỏ sót 02 đối tượng, đó là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không được thừa nhận có tư cách pháp nhân theo Bộ luật dân sự 2005 không?

    Các bạn có thể tham khảo thêm Dự thảo Luật về Hội tại file đính kèm.

     
    8159 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận