Cùng với sự phát triển không ngừng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập. Vậy việc thành lập một trong các loại hình doanh nghiệp như thành lập công ty cổ phần thì cần bao nhiêu vốn điều lệ. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cũng tìm hiểu bài viết dưới đấy.
Luật doanh nghiệp hiện nay không có quy định bắt buộc khi thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn pháp định. Tuy nhiên đối với một số nghành nghề sẽ có quy định về vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp thông qua các luật chuyên nghành và văn bản dưới luật.
Ví dụ các nghành nghề kinh doanh quy định về vốn pháp định khi thành lập công ty cổ phần:
Căn cứ theo Điều 10 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định: Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo Nghị định 10/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 141/2006/NĐ-CP quy định vốn pháp định khi thành lập công ty cổ phần đối với tổ chức tín dụng như sau: Công ty tài chính 500 tỷ đồng, công ty cho thuê tìa chính 150 tỷ đồng.
Theo Điều 9 Nghị định 52/2008/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định tối thiểu thành lập công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ bảo vệ là 2 tỷ đồng.
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 30/2013/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung thì vốn pháp định đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không được quy định như sau:
Khai thác đến 10 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng không có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 300 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng không chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;
Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 1.000 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng không có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 600 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng không chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;
Khai thác trên 30 tàu bay: 1.300 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng không có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 700 tỷ Đồng Việt Nam đối với hãng hàng không chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.
Vốn tối thiểu để thành lập hãng hàng không kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại: 100 tỷ đồng Việt Nam.
Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Các loại cổ phần của công ty cổ phần:
Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
-
Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
-
Cổ phần ưu đãi cổ tức;
-
Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
-
Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập
Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
Ngoài ra còn có các quyền và nghĩa vụ giống với cổ đông phổ thông quy định tại Điều 114 và Điều 115 Luật doanh nghiệp 2014.
Công ty cổ phần muốn chào bán chứng khoán ra công chúng thì phải đử các điều kiện theo Luật Chứng Khoán Quy Định.
Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm: Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán. Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm: Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm. Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua. Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
Muốn được phát hành chứng khoán phải có Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng.
Trình tự, thủ tục thành lập công ty cổ phần
Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật cho cơ quan đăng ký kinh doanh
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, sau đó gửi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ hoajec phải có văn bản ghi rõ lý dó và các yêu cầu cần bổ sung, sửa đỏi nếu từ chối cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp.
Đóng thuế khi thành lập doanh nghiệp
Nộp tờ khai thuế môn bài
Thời hạn nộp tờ khai:
Nếu Doanh nghiệp chưa hoạt động ngay thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày Doang nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh;
Nếu hoạt động ngay thì doanh nghiệp phải nộp ngay trong tháng Doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh.