Chào bạn, vấn đề này mình cũng đã tìm hiểu qua, tuy nhiên thì hiện không có quy định trực tiếp là thẩm quyền xét xử vụ án phúc thẩm sẽ do cấp trên trực tiếp thực hiện. Mà thay vào đó ta sẽ dựa vào những quy định sau:
Căn cứ Điều 203 Luật Tố tụng hành chính 2015:
"Điều 203. Tính chất của xét xử phúc thẩm
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị."
Căn cứ Điều 29 và Điều 37 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định:
"Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao
1. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
...
2. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật."
=>> Từ quy định trên thì ta có thể hiểu rằng vụ án đã xét xử sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị, thì tòa án trên một cấp sẽ là tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thấm, ngoài trừ tòa án nhân dân tối cao vì tòa án nhân dân tối cao chỉ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.