Thẩm quyền ký hợp đồng lao động?

Chủ đề   RSS   
  • #571497 24/05/2021

    Thẩm quyền ký hợp đồng lao động?

     Kính nhờ Anh chị tư vẫn cho tôi tình huống sau: ông A là người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu (chủ sở hữu là Công ty mẹ) và cũng là người đại diện theo pháp luật kiêm tổng giám đốc của công ty con (cty tnhh 1tv) có 100% vốn công ty mẹ ở Việt Nam.

    Ông A có được trả lương cho chức danh người đại diện theo pháp luật kiêm tổng giám đốc điều hành ở công ty con không? Và nếu lương lấy từ công ty con ở Việt Nam thì phải có giấy tờ gì, ông ấy uỷ quyền cho Trưởng phòng Nhân sự ký HĐLĐ cho toàn bộ CNV ở Cty con, vậy trưởng phòng Nhân sự có thể ký HĐLĐ với ông A không?

     
    704 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #571524   25/05/2021

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Căn cứ Điều 84 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

    "Điều 84. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên

    1. Người quản lý công ty và Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty.

    2. Chủ sở hữu công ty quyết định mức tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Kiểm soát viên. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

    3. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát viên có thể do chủ sở hữu công ty chi trả trực tiếp theo quy định tại Điều lệ công ty."

    Căn cứ Khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

    "Điều 4. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    ...

    24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty."

    Căn cứ theo các quy định trên, Tổng giám đốc là người quản lý doanh nghiệp có thể nhận tiền lương, thù lao và các khoản lợi ích khác. 

    Về phần ký hợp đồng lao động: 

    Căn cứ Khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    "3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác." 

    Theo quy định trên thì Tổng giám đốc đang là người đại diện pháp luật của công ty nên không thể ủy quyền cho Trưởng phòng nhân sự ký kết hợp đồng lao động với chính mình.

    Nếu công ty con có người đại diện theo pháp luật khác thì người đại diện theo pháp luật này sẽ ký hợp đồng lao đồng lao động với Tổng giám đốc.

    Nếu công ty con chỉ có mình Tổng giám đốc làm người đại diện thì để Tổng giám đốc công ty nhận được tiền lương thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty con sẽ ban hành văn bản ghi nhận Tổng giám đốc được nhận tiền lương hàng tháng, dựa trên văn bản này công ty có thể đưa Tổng giám đốc vào thang bảng lương để chi trả.

     

     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Special29 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (25/05/2021)
  • #574961   30/08/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động của người sử dụng lao động thì thực hiện theo Khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019:

    "Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

    1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

    Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

    3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

    b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

    c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

    d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

    ...

    5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động."

    Theo đó, người được ủy quyền theo quy định được phép giao kết hợp đồng với người lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2021)