MÌnh có một tình huống pháp lý như sau:
Gia đình chị Giang đang có mảnh đất hiện đang đứng tên sở hữu của Mẹ Chị ( Bà Trâm). Nhà chị Giang có 9 người con, thì người A được Mẹ chị ủy quyền đứng ra tranh chấp mảnh đất với chị B ( đây cũng là con của Mẹ Trâm) thì sau đó bản án diễn ra vào 2016 bên chị A thắng kiện. Trước đó vào 2015 thì bàTrâm có ủy quyền cho người con A nhận số tiền thắng án, trong thỏa thuận có ghi trước sự chứng kiến của 3 người con.
Vậy việc thỏa thuận được làm năm 2015 nhưng bản án kết thúc 2016. Vậy bản thỏa thuận có hiệu lực pháp lý không? Và việc bà Trâm có 9 người con, nhưng trong bản thỏa thuận chỉ có 3 người vậy có xem như hợp lệ không?
Và thêm nội dung về bản di chúc của bà Trâm. Bản di chúc diễn ra sau khi thắng kiện chính xác vào ngày 6/1/2017, và đến tháng 8/2017 thì Bà mất. Sau đó được phòng công chứng pháp lý công bố bản di chúc vào ngày 5/9/2017 ( kèm theo có giấy chứng nhận tinh thần không bị rối loan ngày 10/10/2016- vì bà thọ tới 103 tuổi). Nhưng đến ngày 22/09/2017 thì người con B và C thông báo khiếu nại về bản di chúc và báo bà Trâm già, không minh mẫn nên muôn khiếu nại di chúc không hiệu lực pháp lý. Nhưng đến ngày 3/10/2017 Phòng công chứng vẫn xác nhận di chúc hợp pháp. Vậy trong thời gian xảy ra thì liệu di chúc có được pháp luật công nhận không? Và cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố Di chúc vô hiệu