Thẩm quyền giải quyết tố cáo công chức không còn giữ chức vụ

Chủ đề   RSS   
  • #604790 16/08/2023

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1960)
    Số điểm: 13078
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 250 lần


    Thẩm quyền giải quyết tố cáo công chức không còn giữ chức vụ

    Tình huống đặt ra là cá nhân phát hiện giám đốc văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện năm 2014 (thời kỳ còn thuộc phòng Tài nguyên và môi trường) có hành vi vi phạm mà bây giờ không còn làm nữa thì giờ gửi đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo là ai? Và nếu không được trả lời thì thế nào?
     
    Xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo
     
    Liên quan đến vấn đề này, tại Khoản 3 Điều 12 Luật Tố cáo 2018 có nêu về trường hợp hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức như sau:
     
    - Trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
     
    - Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết. Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết;
     
    - Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
     
    - Trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức, viên chức thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.
     
    Theo đó, tùy vào thời điểm hiện nay cá nhân đó đang như thế nào (chuyển công tác, không còn làm,...) mà có quy định xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo như trên chứ không mặc định là thủ trưởng của đơn vị cũ có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
     
    Xử lý trường hợp quá thời hạn tố cáo mà không được giải quyết
     
    Trong trường hợp cá nhân đã gửi đơn tố cáo cho đúng chủ thể có thẩm quyền giải quyết nêu trên và người có thẩm quyền không giải quyết trong thời hạn quy định thì người tố cáo có quyền thực hiện các quy định tại Điều 38 Luật Tố cáo 2018:
     
    - Trường hợp quá thời hạn giải quyết tố cáo này mà tố cáo chưa được giải quyết, người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
     
    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có văn bản yêu cầu người giải quyết tố cáo báo cáo về quá trình giải quyết tố cáo, lý do về việc chậm giải quyết tố cáo và xác định trách nhiệm giải quyết tố cáo.
     
    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp, người giải quyết tố cáo phải gửi báo cáo theo quy định tại phần trên; tiếp tục giải quyết tố cáo theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp và báo cáo kết quả giải quyết, trừ trường hợp quy định tại trường hợp cuối phía dưới.
     
    - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc giải quyết tố cáo; thông báo cho người tố cáo biết về việc xem xét, giải quyết tố cáo; áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người có thẩm quyền mà không giải quyết tố cáo theo đúng thời gian quy định.
     
    - Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu không khách quan thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo.
     
    Cá nhân căn cứ theo các hướng dẫn trên để tiến hành tố cáo giám đốc văn phòng đăng ký đất đai cho hành vi vi phạm vào năm 2014. Việc tố cáo không có thời hiệu cụ thể nên cá nhân có thể tiến hành thời điểm này và chờ câu trả lời từ chủ thể có thẩm quyền sau quá trình giải quyết tố cáo.
     
    152 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/08/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận