Thẩm quyền điều tiết giao thông đường bộ theo thời hạn của địa phương

Chủ đề   RSS   
  • #603645 29/06/2023

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Thẩm quyền điều tiết giao thông đường bộ theo thời hạn của địa phương

    Tình huống thực tế là hiện có nhiều tuyến đường bị cấm sơ mi rơ mooc ở Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 18/06/2023. Vậy việc cấm không không thường xuyên có hợp pháp và có quy định nào đề cập về thẩm quyền thực hiện không?
     
    Phân loại đường bộ
     
    Trước khi đi đến vấn đề thẩm quyền cấm xe theo thời gian, đâu tiên cần xác định các loại đường bộ. Cụ thể, tại Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008 có nêu sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng như sau:
     
    - Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;
     
    - Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
     
    - Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
     
    - Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;
     
    - Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;
     
    - Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
     
    Tương ứng với từng loại đường thì có thẩm quyền phân loại, quản lý như sau:
     
    - Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
     
    - Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);
     
    - Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;
     
    - Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.
     
    Dựa vào các quy định trên có thể thấy rằng Chủ tịch UBND tỉnh sẽ quản lý các loại đường tại địa phương, trừ đường Quốc lộ và hệ thống đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ.
     
    Thẩm quyền điều tiết giao thông
     
    Theo Điều 37 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì việc tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:
     
    - Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
     
    - Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;
     
    - Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
     
    Trách nhiệm tổ chức giao thông quy định như sau:
     
    - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ;
     
    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
     
    Căn cứ theo quy định trên, có thể thấy rằng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý. Dựa vào đây, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh giao cho Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh thông báo điều chỉnh giao thông một số tuyến đường để phục vụ thi công hầm chui tại nút giao Phan Thúc Duyện – Trần Quốc Hoàn, quận Tân Bình, theo đó 8 tuyến đường sẽ bị cấm lưu thông xe sơ-mi rơ-moóc từ ngày 18/06/2023 đến ngày 13/04/2024. Vì vậy, có thể thấy việc địa phương cấm xe có thời hạn là không sai đối với các đoạn đường do mình quản lý.
     
    272 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận