Theo tôi, ý của bạn ntdieu không phải là nguyên đơn có quyền yêu cầu thay đổi Thẩm phán hay không? Bởi đó là quyền đã được quy định trong luật rồi. Mà vấn đề cần thảo luận ở đây là nguyên đơn sẽ đưa ra căn cứ gì để yêu cầu thay đổi Thẩm phán của mình được chấp nhận?
Luật quy định việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng nói chung, đối với Thẩm phán nói riêng phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi.
Theo quy định tại các Điều 52, 53 của BLTTDS thì có 6 trường hợp Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, bao gồm:
1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
2. Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
4. Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.
5. Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
6. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Đối chiếu với tình huống bạn linhkoko hỏi thì ông Thẩm phán này không buộc phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đối bởi các trường hợp 1, 2, 4, 5, 6 nói trên. Chỉ còn lại trường hợp thứ 3 là "Có căn cứ rõ ràng cho rằng ông ta có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ".
Vậy khi yêu cầu thay đổi, luật đòi hỏi bạn phải đưa ra được căn cứ rõ ràng để chứng minh ông ta không vô tư, không khách quan trong quá trình giải quyết vụ án của bạn để thuyết phục Tòa án chấp nhận yêu cầu thay đổi của bạn. Các căn cứ này có thể được thu thập trong quá trình giải quyết vụ án, chứ không thể nói một cách chung chung rằng: "Tôi thấy ông ấy là bạn bè với Luật sư của bên bị đơn, nên tôi khẳng định ông ấy không vô tư, khách quan khi giải quyết vụ án của tôi" được.
P/S: có lẽ vấn đề này, các bạn dừng lại ở đây được rồi.
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!