Theo thông tin bạn cung cấp, người lao động công ty bạn phải tham gia huấn luyện theo lệnh gọi huấn luyện quân nhân dự bị, là thực hiện nghĩa vụ quân sự, nên theo quy định pháp luật theo khoản 1 điều 32
Bộ luật lao động đây là trường hợp phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nội dung như sau:“Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
….”
Theo đó, pháp luật cho phép người lao động khi đi làm nghĩa vụ quân sự có thể yêu cầu người sử dụng lao động (công ty bạn) cho tạm hoãn hợp đồng lao động. Việc tạm hoãn này không làm chấm dứt hợp đồng lao động giửa người lao động với người sử dụng lao động. Tuy nhiên công ty bạn có nghĩa vụ phải tạm ứng tiền lương cho người lao động theo Điều 100 Bộ luật lao động 2013 quy định:
“Điều 100. Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận.
2. Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự”
Vì người lao động công ty bạn tham gia khóa huấn luyện trong vòng 18 ngày nên bên công ty bạn chỉ phải tạm ứng tiền lương tương ứng với 18 ngày người lao động tạm nghỉ. Bên cạnh đó, nghĩa vụ của công ty bạn là phải nhận lại người lao động trở lại làm việc trong thời hạn 18 ngày kể từ khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động theo Điều 33 Bộ luật lao động:
“Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động”
Trong thời hạn 18 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Thứ hai về việc nghỉ phép năm của người lao động theo quy định tại Điều 74 BLLĐ năm 2012:
“1- Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:
a) 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;
c) 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
2- Thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm do Chính phủ quy định.”
Theo quy định trên, người lao động đã có thời gian làm việc 12 tháng thì có quyền được nghỉ phép năm với số lượng ngày tùy thuộc vào tính chất công việc. Do đó, nhân viên công ty bạn có ít nhất 12 ngày nghỉ phép/1 năm làm việc. Số ngày nghỉ phép của người lao động là số ngày bắt buộc không được khấu trừ hoặc chuyển đổi sang ngày khác – ngày tham gia huấn luyện quân nhân dự bị. Vì vậy công ty của bạn không thể tính số ngày phép cho người lao động vào số ngày họ tham gia huấn luyện quân nhân dự bị, số ngày tham gia huấn luyện quân nhân dự bị phải được xác định là thời gian tạm ngừng thực hiện hợp đồng lao động.
Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;