Về mặt sinh học: Thai nhi đủ tháng là một thai phát triển bình thường trong tử cung có thời gian từ tuần thứ 38 cho đến hết tuần thứ 41(trung bình là 40 tuần nghĩa là 280 ngày). Cấu trúcgiải phẫu gần giốngvà đầy đủ như người lớn. Cơ thể được chia làm ba phần : đầu, thân và chi. Thai nhi đủ tháng có trọng lượng từ 2500 gam trở lên. Các chức năng sinh lý của các cơ quan của cơ thể cơ bản đã trưởng thành và có thể thích ứng với cuộc sống độc lập ngoài cơ thể mẹ sau khi sinh. Tuy nhiên, vẫn chưa phải là một con người đúng nghĩa.
Về mặt pháp luật cũng chưa có quy định chính thức thai nhi là một con người. Tuy nhiên, pháp luật lại có rất nhiều quy định gián tiếp thừa nhận những quyền lợi của một thai nhi như một con người – một chủ thể:
Luật dân sự tại Khoản 1 Điều 660 “1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.”
Luật lao động tại Điều 123, Điều 155, Điều 157, Điều 158… quy định về chế độ thai sản và những hạn chế bắt buộc khi xử lý kỷ luật, giới hạn quyền lợi của người sử dụng lao động, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ mang thai, gián tiếp bảo vệ cả quyền lợi của thai nhi nữa.
Luật hình sự cũng có rất nhiều quy định tại Điều 36, Điều 40, Điều 51, Điều 123…Bảo vệ trực tiếp quyền lợi của những thai nhi còn chưa chào đời trước những hành vi xâm hại, đồng thời gia tăng khung hình phạt và xác định tình tiết tăng nặng đối với trường hợp xâm phạm đến phụ nữ mang thai.
Vòng đời của loài người được tính từ lúc hình thành bào thai trong bụng mẹ (khi trứng kết hợp tinh trùng), rồi qua giai đoạn trong bụng thì đến giai đoạn sơ sinh (mới sinh), rồi cứ thế dần dần trở thành thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên, trung niên, lão niên... Cho nên theo mình ở giai đoạn nào thì sự xuất hiện đều đã là người!
Liệu có phải đã đến lúc không còn “gián tiếp” mà phải “trực tiếp” bảo vệ các quyền lợi của một thai nhi nhưng trước hết có nên giải quyết vấn đề xác định thai nhi là chủ thể nào để bảo vệ? Liệu có phải vì chưa xem thai nhi là một “con người” nên mới chưa được bảo vệ đúng nghĩa? Trước khi bảo vệ các quyền lợi vật chất liệu có nên bảo vệ đầu tiên cái gọi là “quyền sống” “quyền làm người” hay không?
Cập nhật bởi giangmoom ngày 08/06/2017 08:58:25 CH
Cập nhật bởi giangmoom ngày 08/06/2017 08:57:35 CH