“Thách cưới” là một tập tục về hôn nhân còn tồn tại đến tận ngày nay ở nhiều địa phương. Dưới góc độ pháp luật, tục lệ này có bị cấm hay không?
Thách cưới có trái pháp luật? - Minh họa
Theo từ điển tiếng Việt, “thách cưới” là việc nhà gái ra điều kiện về sính lễ cho nhà trai để gả con gái con gái cho. Thông thường, số sính lễ này sẽ được trao cho nhà gái vào lễ cưới, trước khi rước dâu.
Tùy thuộc vào phong tục ở mỗi địa phương mà sính lễ có thể là tiền mặt, kim khí quý (như trang sức bằng vàng, bạc) hoặc đồ vật khác (trầu cau, trâu bò…) với số lượng không giống nhau.
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc yêu sách của cải trong kết hôn là hành vi bị nghiêm cấm.
Theo đó, khoản 2 Điều 3 Luật này định nghĩa, “yêu sách của cải” trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.
Như vậy, hành vi “thách cưới” có vi phạm quy định của pháp luật hay không còn phải căn cứ vào hai điều kiện, đó là:
- Yêu cầu về vật chất cao đến mức quá đáng;
- Được đưa ra nhằm mục đích gây cản trở việc kết hôn tự nguyện (nếu không đưa đủ thì không được phép cùng về chung sống), dù đây không phải là điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ 2014 nêu rõ, hai người nam, nữ muốn kết hôn chỉ cần đáp ứng bốn điều kiện sau:
1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
2. Do hai bên tự nguyện;
3. Không ai bị mất năng lực năng lực hành sự;
4. Không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn.
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì hành vi yêu sách của cải trong kết hôn có thể bị phạt tiền đến 5.000.000 đồng.