Thắc mắc về mang thai hộ

Chủ đề   RSS   
  • #456223 05/06/2017

    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Thắc mắc về mang thai hộ

    Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

    Điều 17 có nhắc đến một số trường hợp có thể xảy ra khi mang thai hộ

    Điều 17. Nội dung tư vấn về tâm lý

    1. Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:

    a) Các vấn đề về tâm lý trước mắt và lâu dài của việc nhờ mang thai hộ, người thân và bản thân đứa trẻ sau này;

    b) Người mang thai hộ có thể có ý định muốn giữ đứa bé sau sinh;

    c) Hành vi, thói quen của người mang thai hộ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ;

    d) Tâm lý, tình cảm khi nhờ người mang thai và sinh con;

    đ) Thất bại và tốn kém với các đợt điều trị mang thai hộ có thể gây tâm lý căng thẳng, mệt mỏi;

    e) Các nội dung khác có liên quan.

    2. Người mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:

    a) Tâm lý, tình cảm của người trong gia đình, bạn bè trong thời gian mang thai hộ;

    b) Tâm lý trách nhiệm đối với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ nếu để sảy thai;

    c) Tác động tâm lý đối với con ruột của mình;

    d) Cảm giác mất mát, mặc cảm sau khi trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai;

    đ) Chỉ thực hiện mang thai hộ khi động lực chính là mong muốn giúp đỡ cho cặp vợ chồng nhờ mang thai, không vì mục đích lợi nhuận;

    e) Các nội dung khác có liên quan.

    Nếu như người mang thai hộ muốn giữ đứa bé lại nuôi thì có cách nào giải quyết để em bé về với cha mẹ ruột của mình không hay em bé sẽ được ở với người mẹ đã sinh ra mình,

    Hoặc ví dụ cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ rồi đến khi sinh em bé rồi lại không nhận, trốn tránh trách nhiệm, trường hợp này xử lý thế nào?

    Lavie est belle

     
    8547 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #457230   13/06/2017

    nguyenloi310
    nguyenloi310
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2016
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 1686
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 58 lần


    Trường hợp nếu có xảy ra việc bên mang thai hộ đòi nhận nuôi con hoặc bên nhờ mang thai hộ không chịu nhận con thì thực hiện giải quyết theo Điều 97, 98 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
     
    Điều 97. Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
     
    5. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.
     
    Điều 98. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
     
    3. Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.
     
    5. Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.
     
    Báo quản trị |  
  • #457339   14/06/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Theo quy định tại khoản 5 Điều 97 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì

    Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

    Tức là luật chỉ quy định cách giải quyết nếu cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ rồi đến khi sinh em bé rồi lại không nhận. Còn tình huống bạn hỏi “Nếu như người mang thai hộ muốn giữ đứa bé lại nuôi thì có cách nào giải quyết để em bé về với cha mẹ ruột của mình không hay em bé sẽ được ở với người mẹ đã sinh ra mình” thì hiện tại vẫn chưa có quy định.

     
    Báo quản trị |  
  • #457399   14/06/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là điểm đổi mới tiến bộ của pháp luật hôn nhân và gia đình. Pháp luật cho phép cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ. Việc này đã mở ra cơ hội được làm cha mẹ thực sự cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn. Theo quy định tại khoản  22 Điều 3 Luật HN và GĐ năm 2014 thì: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là “việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”. Theo quy định tại  Điều 94, Luật HN và GĐ năm 2014: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”. Như vậy, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không làm phát sinh mối quan hệ cha, mẹ, con giữa vợ chồng người được nhờ mang thai hộ và đứa trẻ sinh ra. Vì vậy người mang thai hộ không thể giữ đứa bé lại vì hai giữa hai người không có phát sinh quan hệ pháp lý. Và cặp vợ chồng cũng buộc phải thực hiện nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái khi đứa bé được sinh ra

     
    Báo quản trị |  
  • #463764   06/08/2017

    LuongSon96
    LuongSon96

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2017
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Trả lời : Trong trường hợp của bạn tôi xin có một số ý kiến như sau:

    Về trường hợp đầu tiên bạn nói,theo quy định tại  Điều 94, Luật HN và GĐ năm 2014: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”. Như vậy, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không làm phát sinh mối quan hệ cha, mẹ, con giữa vợ chồng người được nhờ mang thai hộ và đứa trẻ sinh ra. Vì vậy người mang thai hộ không thể giữ đứa bé lại nuôi được.

     Trường hợp cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ rồi đến khi sinh em bé rồi lại không nhận, trốn tránh trách nhiệm, trường hợp này xử lý theo điều 97, 98 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

    Điều 97. Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

    5. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

    Điều 98. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

    3. Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.

    5. Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

    Đây là một số ý kiến của tôi để bạn tham khảo, để có thêm thông tin bạn vui lòng lien hệ với luật sư của công ty chúng tôi 

    Nguyễn Lương Sơn, thực tập sinh Công ty luật Việt Kim ( www.vietkimlaw.com)

    M: (+ 84-4 ) 899.888

    E: luatvietkim.@gmail.com

    Ad: tầng 5 tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội.

    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ lại, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |