Thắc mắc về hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng, hợp đồng thử việc

Chủ đề   RSS   
  • #13319 12/04/2008

    tronghuyvn

    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 6725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thắc mắc về hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng, hợp đồng thử việc








    Chấm dứt hợp đồng lao dộng khi công ty phá sản giải thể ?
    Xin chào

    Tôi ký hợp đồng thử việc với công ty là 2 tháng. Sau khi kết thúc hợp đồng thử việc tôi vẫn tiếp tục làm việc cho công ty, nhưng chưa ký hợp đồng chính thức. 

    Khoảng 10 ngày sau ngày kết thúc hợp đồng thử việc thì công ty có thông báo tiến hành thủ tục để giải thể công ty. Từ thời điểm thông báo chính thức bằng văn bản, cho đến thời điểm yêu cầu nhân viên nghĩ việc là ba ngày. ( Theo điều khoản trong hợp đồng thử việc là phải thông báo trước 7 ngày , khi một trong 2 bên muốn kết thúc hợp đồng).

    Theo cách làm như trên, công ty có làm đúng pháp luật không?  Khi nghỉ việc như vậy, chúng tôi có được khoản trợ cấp nào không?

    (công ty thành lập chưa được 1 năm )

    Rất mong nhận được sự tư vấn , xin cảm ơn.

    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 15/03/2010 08:25:45 PM
     
    218780 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tronghuyvn vì bài viết hữu ích
    thanhdung112 (03/10/2013) duytambinh (23/07/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

28 Trang «<14151617181920>»
Thảo luận
  • #37642   12/10/2009

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Tất cả được thể hiện tại Bộ luật lao động, Pháp lệnh công chức (Luật công chức chưa có hiệu lực thi hành) và các Nghị định, thông tư có liên quan.
     
    Báo quản trị |  
  • #37622   09/10/2009

    hkhanhdn80
    hkhanhdn80

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:07/10/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cho hỏi: Hợp đồng học việc có phải là đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động về HĐLĐ và Luật BHXH hay không? Thời gian tối đa của HĐ học việc là bao lâu. Xin cảm ơn. Hợp đồng thời vụ 3 tháng có ph

    Xin cho hỏi: Hợp đồng học việc có phải là đối tượng điều chỉnh của Luật LĐ về HĐLĐ và Luật BHXH hay không? Thời gian tối đa của HĐ học việc là bao lâu?
    Hợp đồng thời vụ có thời hạn dưới 3 tháng có phải đóng BHXH không?
    Xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #37623   08/10/2009

    LawSoft07
    LawSoft07

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (88)
    Số điểm: 1090
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hợp đồng học việc




    Chào bạn !


    Nội dung câu hỏi của bạn, theo nhận thức của minh thì Hợp đồng học việc là đối tượng điều chỉnh của Luật lao động, còn Luật BHXH thì chưa có qui định. Thời gian học việc tại doanh nghiệp hay cơ sở dạy nghề tư nhân thì do sự thỏa thuận giữa các bên, không có qui định thời gian học nghề tối đa .
    Theo điều 2 khoản 1 mục a của Luật BHXH năm 2006 qui định đối tượng nộp BHXH băt buộc đối với loại HĐLĐ có thời hạn đủ 03 tháng trở lên.
    Chúc bạn thành công
     
    Báo quản trị |  
  • #37624   08/10/2009

    hkhanhdn80
    hkhanhdn80

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:07/10/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn Lawsoft07. Như vậy thì hợp đồng học việc không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật BHXH. Doanh nghiệp nhận người vào học việc có thể thỏa thuận thời gian học việc đối với người vào học việc là bao lâu cũng được. Doanh nghiệp sẽ không phải trả BHXH cho người học việc trong khoảng thời gian học việc này. Nhưng nếu như người học việc có tham gia vào quá trình làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp và được trả lương thì sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #37625   08/10/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Thì doanh nghiệp cũng không phải trả BHXH cho người học nghề. Trong trường hợp này, Điều 23 BLLĐ không sử dụng thuật ngữ "trả lương" mà là "trả công" với mức tiền công do hai bên thỏa thuận. Lưu ý là thời gian học nghề trước đây của người lao động sau này sẽ được tính vào thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #37626   09/10/2009

    hkhanhdn80
    hkhanhdn80

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:07/10/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trường hợp người lao động là nhân viên của Công ty đã làm việc tại Công ty trước đây nhưng hiện nay vẫn không được ký HĐLĐ thì giải quyết như thế nào? Công ty muốn ký HĐLĐ để bắt đầu trả BHXH cho nhân viên vào đầu năm sau thì sao? Nhân viên đã trải qua hơn 2 tháng thử việc. Về nguyên tắc thì nếu không ký HĐLĐ là sai vậy có thể áp dụng loại HĐLĐ nào cho trường hợp này không? Xin cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #37627   09/10/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


     

    Dù công ty không ký HĐLĐ bằng văn bản với NLĐ, quan hệ hợp đồng LĐ giữa NLĐ và NSDLĐ đã được xác lập. Trước đây chưa ký với NLĐ thì bây giờ công ty cần phải khắc phục sai sót này. Có thể áp dụng loại HĐLĐ nào cho trường hợp này? Không tính thời gian thử việc, những lao động hiện đã làm việc chính thức tại công ty dưới 36 tháng mà chưa ký HĐLĐ thì áp dụng loại hợp đồng xác định thời hạn cho họ; trên 36 tháng thì áp dụng loại hợp đồng không xác định thời hạn. Điều này là phù hợp với pháp luật lao động hiện hành. Thời gian thử việc cần được tính lại cho đúng với quy định.

     

    NLĐ đã làm việc cho công ty được một khoản thời gian rồi bây giờ mới ký HĐLĐ thì làm sao? Khoản 1 Điều 33 Bộ luật Lao động cho phép NLĐ và NSDLĐ được thoả thuận về tính hồi tố hiệu lực của HĐLĐ. Hiệu lực hồi tố có nghĩa là hiệu lực trở về trước. Giả dụ, một điều khoản của HĐLĐ ký ngày 09/10/2009 có thể quy định rằng HĐLĐ này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009 cho đến hết ngày 31/12/2010 (đối với loại HĐLĐ xác định thời hạn). Tôi gợi ý về thời hạn hợp đồng như vậy để tiện cho bạn áp dụng vào trường hợp của công ty bạn.

     

    Khi HĐLĐ có hiệu lực hồi tố, điều này đồng nghĩa với việc các quyền lợi trước đây của NLĐ trong đó có bảo hiểm xã hội phải được bảo đảm thanh toán đầy đủ. Nếu không, NLĐ có quyền khiếu nại đến các cơ quan hữu quan để yêu cầu giải quyết quyền lợi cho mình.  @

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #37577   14/10/2009

    thuymaiahr
    thuymaiahr

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2009
    Tổng số bài viết (43)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 2 lần


    TG thử việc trên HĐLĐ

    Các bạn cho mình hỏi, trên HĐLĐ có câu: Thử việc từ ngày .... đến ngày ..., câu trên có tác dụng gì không?
    Nếu không ghi thì NLĐ bị "thiệt thòi" gì? (ví dụ như số ngày phép trong năm đó có tính thời gian thử việc không?, ...)
    Nếu không ghi nhưng có ký hợp đồng thử việc thì quyền lợi có giống như ghi đầy đủ thời gian thử việc trên HĐLĐ không?
    Rất mong nhận được sự tư vấn từ các bạn. Xin chân thành cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #37578   05/10/2009

    trantuoanh
    trantuoanh
    Top 500
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2009
    Tổng số bài viết (325)
    Số điểm: 5720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    Chào bạn thuymaiahr :

    Câu thử việc từ ngày ...  đến ngày... trước tiên để xác định được NLĐ sẽ phải thử việc trong thời gian là bao lâu ( vì có nhiều mức về tg thử việc mà bạn)
    Sau đó xác định được thời hạn kết thúc để DN có thể tiến hành ký HĐLĐ chính thức hoặc từ chối.
    Nếu không ghi thời hạn thì đây là một hợp đồng sai quy tắc và có thể NLĐ sẽ bị thịêt thòi khi kéo dài thời gian thử việc hơn so với dự định của DN.
    Việc ghi hay không ghi thời gian không ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ cũng như thời gian tính để nghỉ phép ( TG thử việc được tính để nghỉ phép)
    thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #37579   05/10/2009

    LawSoft07
    LawSoft07

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (88)
    Số điểm: 1090
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ghi thời gian thử việc trên HĐLĐ



    Chào bạn !

    Nội dung câu hỏi của bạn, theo nhận thức của mình thì mình có một số quan điểm để bạn tham khảo.
    1. Thời gian thử viêc ghi trong HĐLĐ từ ngày, đến ngày là cần thiết để xác định rõ thời gian thử việc, nhằm bảo vệ quyền lợi cho ngườ lao động khi được chính thức làm việc, vì thời gian này là thời điểm liên quan đến nhiều vấn đề về chế độ cho người lao động về sau này .
    Chúc bạn tham khảo để thực hiện tốt công việc
     
    Báo quản trị |  
  • #37580   05/10/2009

    thuymaiahr
    thuymaiahr

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2009
    Tổng số bài viết (43)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 2 lần


    Cám ơn sự hồi đáp của bạn trantuoanh và bạn LawSoft07.
    Mình cũng nhất trí với quan điểm các bạn và mình yêu cầu Công ty bên mình ghi rõ thời gian thử viêc trong HĐLĐ, tuy nhiên chief không đồng ý (bên mình có chị làm công tác BHXH của Cty tư vấn với chief rằng nếu ghi thì phải đóng bảo hiểm cho NLĐ cả trong thời gian thử việc), mình không rõ lắm nội dung này trong Luật định.  

    Sau khi tra văn bản thì thấy:
    Căn cứ mục 1 điều 9  Nghị định 195-CP ngày 31/12/1994 thì:
    1- Theo Điều 74 của Bộ Luật lao động, thời gian sau đây được coi là thời gian làm việc của người lao động tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động để tính ngày nghỉ hàng năm:
    - Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề;
    - Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động để làm việc tại doanh nghiệp;
    Như vậy trong HĐLĐ nếu không ghi thời gian thử việc thì không được tính thời gian nghỉ phép có đúng không?.

    Bản thân mình cũng rất bức xúc khi được ký HĐLĐ nhưng không ghi thời gian thử việc (dù có ký HĐ thử việc). Không biết ngoài phần thiệt thòi về ngày phép năm mình còn thiệt thòi về điều gì nữa không?. 

    Nếu Luật quy định như vậy thì các doanh nghiệp sẽ chọn giải pháp không ghi thời gian thử việc để "giảm" trách nhiệm. Như thế HĐLĐ sẽ "thừa" mục này mất.  Rất mong nhận được ý kiến trao đổi của các bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #37581   05/10/2009

    trantuoanh
    trantuoanh
    Top 500
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2009
    Tổng số bài viết (325)
    Số điểm: 5720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    là sao nhỉ??

    @thuymaiahr:
    "Bản thân mình cũng rất bức xúc khi được ký HĐLĐ nhưng không ghi thời gian thử việc (dù có ký HĐ thử việc). Không biết ngoài phần thiệt thòi về ngày phép năm mình còn thiệt thòi về điều gì nữa không?. " Có nghĩa là HĐLĐ của các bạn bao gồm cả thời gian thử việc chứ ko tách riêng từng loại HĐ phải không?

    Bạn được ký HĐLĐ từ ngày nào thì được tính thời gian nghỉ phép từ ngày ấy chứ, đâu liên quan đến có ghi thời gian thử việc hay ko nhỉ??

    Còn về việc đóng BHXH DN không nhất thiết phải đóng cả tg thử việc của NLĐ, do vậy nếu không ghi rõ tg thử việc trong HĐLĐ thì đương nhiên đó là HĐLĐ chính thức và NLĐ được hưởng BHXH thời gian đó.

    ????



     
    Báo quản trị |  
  • #37582   05/10/2009

    thuymaiahr
    thuymaiahr

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2009
    Tổng số bài viết (43)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 2 lần


    Cám ơn phản hồi của bạn trantuoanh, mình có ký hợp đồng thử việc với Công ty nhưng khi ký HĐLĐ thì trên HĐLĐ của mình không có ghi thời gian thử việc, do đó trong 2 tháng thử việc của mình không có chế độ phép năm.
    Cụ thể mình ký HĐTV từ tháng 3 đến tháng 4/2009 và ký HĐLĐ từ tháng 5/2009 (HĐLĐ không xác định thời hạn) và phép năm 2009 của mình là 8 ngày (không có 2 tháng thử việc) 

     
    Báo quản trị |  
  • #37583   05/10/2009

    trantuoanh
    trantuoanh
    Top 500
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2009
    Tổng số bài viết (325)
    Số điểm: 5720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    bạn thuymaiahr thân mến!

    Về việc HĐLĐ ( sau thử việc ) mà ko ghi thời gian thử việc là hoàn toàn đúng, vì trước đó bạn đã có HĐ thử việc được lưu trong hồ sơ.

    Nhưng phép năm bạn không được tính cả thời gian thử việc thì Cty đã làm sai quy định , cụ thể được quy định tại NĐ 195 như bạn nêu bên trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #37584   05/10/2009

    BaThanh.Net
    BaThanh.Net

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/04/2009
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 469
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Thời gian thử việc không được hưởng ngày phép năm

    Thẩm phán Cao Thanh Hùng của TAND Q1 tuyên án thời gian thử việc người lao động không được hưởng ngày phép năm.

    Như vậy các bạn sai hết
     
    Báo quản trị |  
  • #37585   05/10/2009

    TranMaiHang
    TranMaiHang

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/02/2009
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nếu như DN ký HĐTV với bạn dưới 3 tháng thì trong thời gian này DN không phải đóng BHXH cho bạn. Còn nếu như HĐTV mà ký 3 tháng thì bắt buộc DN phải đóng BHXH cho bạn nhé.
    Thân chào
     
    Báo quản trị |  
  • #37586   06/10/2009

    trantuoanh
    trantuoanh
    Top 500
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2009
    Tổng số bài viết (325)
    Số điểm: 5720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    @TrânMiHang:

    có hợp đồng thử việc 3 tháng hả bạn?
     
    Báo quản trị |  
  • #37587   06/10/2009

    thuymaiahr
    thuymaiahr

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2009
    Tổng số bài viết (43)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 2 lần


    Mình không phải dân luật nên có những quy định của luật không nắm rõ lắm, tuy nhiên theo mình thì phán quyết của Thẩm phán Cao Thanh Hùng chưa thể kết luận là đúng hay sai, vì:
     - Nếu phán quyết đó là đúng luật thì chắc chắn trong nội dung phán quyết có lồng ghép diễn dẫn vấn đề liên quan (ví dụ trong thỏa thuận thử việc NSDLĐ đã trả lương tương đương ngày phép không được nghỉ cho NLĐ chẳng hạn).
    - Nếu phán quyết đó là sai luật thì chắc chắn có tòa án cấp cao hơn.

    Do đó không thể đem phán quyết của Thẩm phán để kết luận vấn đề đang trao đổi là đúng hay sai được mà phải căn cứ theo các Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn, ... dưới Luật để xác định.

    Có thể nội dung mình đưa ra đã có văn bản luật hướng dẫn thực hiện nhưng mình chưa tìm ra được thôi. Nếu bạn nào có được hướng dẫn nào cụ thể hơn vui lòng share cho cả nhà cùng được tham khảo nhé.

    Xin cám ơn các ý kiến trao đổi của các bạn, cám ơn diễn đàn đã tạo cơ hội cho chúng ta - những người quan tâm đến Bộ luật lao động - được trao đổi thông tin liên quan đến nghề nghiệp của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #37588   06/10/2009

    LawSoft07
    LawSoft07

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (88)
    Số điểm: 1090
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thời gian thử việc



    Chào các bạn !

    Mình thấy bạn thuymaiahr đã viện dẫn Điều 9 khoản 1 của Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 đã nêu tương đối rõ ràng và chi tiết, vậy mà bạn Inco lại viện dẫn một phán quyêt của một Thẩm phán vậy, vì phán quyết đó có thể theo tình tiết của vụ án hoặc vấn đề tế nhị khác, mà chúng ta đang tranh luận trên cơ sở Luật. Trong khi đó, theo nhận thức của mình thì NĐ 195 vẫn còn hiệu lực, thì thời gian thử việc ngoài liên quan đến nghỉ phép năm mà còn liên quan đến vấn đề khác như : thời gian công tác liên tục. thời gian nâng bậc lương,... và một số chế độ khác nhờ các bạn bổ sung.
    Chúng ta cùng thảo luận để tìm ra " Lý ở chân " nha, thôi đùa tí nha cho đỡ căng, mà chúng ta tìm CHÂN LÝ cho người lao động !
     
    Báo quản trị |  
  • #37589   06/10/2009

    LawSoft07
    LawSoft07

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (88)
    Số điểm: 1090
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Không có HĐTV 03 tháng


        Chào trantuoanh !

    Mình cũng ngưỡng mộ cách tranh luận cương, nhu, ngây thơ, nhí nhảnh, rí rỏm..v..v...v ! của bạn và bạn gì đó ở Hải phòng trên trang các thành viên của Law soft. Khi hòa mình trên trang thảo luận ,ngoài bổ sung kiến thức ra thì mình như tìm được chính mình. Thật là bổ ích và thú vị phải không các banj !
    Thôi lan man quá, mình trả lời câu hỏi của bạn : theo Luật lao động thi thời gian thử việc không quá 60 ngày, nên không thể có hợp đồng thử việc 03 tháng được . Bạn nào phát hiện nơi nào có Hợp đồng thử việc 03 tháng thì đưa ra để cả nhà mình cùng mổ xẻ nha .
     
    Báo quản trị |