1. Quy định số 02/2017/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước về bao thanh toán có định nghĩa về bao thanh toán tại ĐIỀU 3 như sau:
"9. Bao thanh toán bên bán hàng là việc đơn vị bao thanh toán mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu của khách hàng là bên bán hàng thông qua việc ứng trước tiền để được nhận quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến khoản phải thu theo thỏa thuận.
10. Bao thanh toán bên mua hàng là việc đơn vị bao thanh toán mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải trả của khách hàng là bên mua hàng thông qua việc ứng trước tiền thanh toán cho bên bán hàng và được khách hàng hoàn trả tiền ứng trước, lãi và phí theo thỏa thuận.
CÂU HỎI: Như vậy, các ngân hàng thương mại chỉ được phép thực hiện bao thanh toán có truy đòi MÀ KHÔNG ĐƯỢC thực hiện bao thanh toán miễn truy đòi đúng không ạ?
2. Tại điều 11 quy định như sau:
Điều 11. Điều kiện bao thanh toán
Đơn vị bao thanh toán xem xét, quyết định bao thanh toán khi khách hàng đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Đối với khách hàng là người cư trú
a) Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật;
b) Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
c) Nhu cầu bao thanh toán để sử dụng tiền ứng trước vào mục đích hợp pháp và phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh;
d) Có khả năng tài chính để trả nợ;
đ) Có phương án sử dụng vốn khả thi.
2. Đối với khách hàng là người không cư trú
a) Khách hàng là tổ chức;
b) Các điều kiện quy định tại điểm c, d và đ khoản 1 Điều này;
c) Trường hợp khách hàng là bên nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, b khoản này và một trong các điều kiện sau đây:
(i) Khách hàng là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;
(ii) 100% giá trị của khoản phải trả được bảo lãnh thanh toán, bảo hiểm bởi bên thứ ba, được khách hàng ký quỹ, được bảo đảm bằng tiền gửi của khách hàng tại đơn vị bao thanh toán.
CÂU HỎI:
2.1. Tại khoản 2 mục c có nói : "c) Trường hợp khách hàng là bên nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, b khoản này và một trong các điều kiện sau đây:"
Có phải ý của câu này đang muốn nói đến trường hợp bao thanh toán cho bên mua không?
Vậy nếu trường hợp khách hàng người không cư trú và là bên xuất khẩu tức là bao thanh toán cho bên bán thì chỉ cần đáp ứng được điểm a,b khoản 2 điều 11 là ngân hàng thương mại có thể cung cấp dịch vụ bao thanh toán rồi có đúng không
2.2 Tại điểm c điều này có nói: c) Trường hợp khách hàng là bên nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, b khoản này và một trong các điều kiện sau đây:
(i) Khách hàng là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;
Em không hiểu tại sao khách hàng là người không cư trú được thành lập và hoạt động ở nước ngoài lại có thể gửi yêu cầu bao thanh toán đến 1 ngân hàng ở Vệt Nam?
Anh/chị có thể lấy 1 vài ví dụ minh họa cho trường hợp này không?
2.3. Tại điểm c của mục này có nói: c) Trường hợp khách hàng là bên nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, b khoản này và một trong các điều kiện sau đây:
(i) Khách hàng là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;
(ii) 100% giá trị của khoản phải trả được bảo lãnh thanh toán, bảo hiểm bởi bên thứ ba, được khách hàng ký quỹ, được bảo đảm bằng tiền gửi của khách hàng tại đơn vị bao thanh toán.
Quy định chỉ yêu cầu 1 trong các điều kiện sau được thoả mãn, vậy nếu khách hàng là người không cư trú hoạt động tại nước ngoài KHÔNG được bảo lãnh thanh toán hay ký quỹ, thì ngân hàng thương mại vẫn có thể cho vay để thực hiện bao thanh toán nếu khách hàng đáp ứng được điểm (i) có đúng không?
Luật có cho phép ngân hàng thương mại cho vay đối với ngoài không cư trú hoạt động ở nước ngoài không
3. Tại Điều 8 quy định: Điều 8. Đồng tiền bao thanh toán, trả nợ
1. Đồng tiền bao thanh toán là đồng Việt Nam, trừ quy định tại khoản 2 Điều này. Đơn vị bao thanh toán chỉ được bao thanh toán bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là người không cư trú khi khách hàng sử dụng tiền bao thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Đơn vị bao thanh toán được xem xét, quyết định bao thanh toán bằng ngoại tệ đối với khoản phải thu, khoản phải trả bằng ngoại tệ phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và đáp ứng điều kiện sau đây:
a) Khách hàng là người không cư trú; hoặc
b) Khách hàng là người cư trú đáp ứng được yêu cầu sau đây:
(i) Khách hàng là bên bán hàng sử dụng tiền bao thanh toán để thanh toán, chi trả cho các giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật; hoặc
(ii) Khách hàng là bên mua hàng có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ bao thanh toán; hoặc
(iii) Khách hàng là doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu hằng năm để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu.
3. Đồng tiền trả nợ, trả lãi bao thanh toán là đồng tiền bao thanh toán.
CÂU HỎI:
3.1 Tại khoản 2 có nói:. Đơn vị bao thanh toán được xem xét, quyết định bao thanh toán bằng ngoại tệ đối với khoản phải thu, khoản phải trả bằng ngoại tệ phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối
Quy dịnh của pháp luật về quản lý ngoại hối ở đây là quy định nào? Và nó có phần nào liên quan đến bao thanh toán?
3.2 Tại khoản 2 có nói: Đơn vị bao thanh toán được xem xét, quyết định bao thanh toán bằng ngoại tệ đối với khoản phải thu, khoản phải trả bằng ngoại tệ phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và đáp ứng điều kiện sau đây:
a) Khách hàng là người không cư trú; hoặc
b) Khách hàng là người cư trú đáp ứng được yêu cầu sau đây:
(i) Khách hàng là bên bán hàng sử dụng tiền bao thanh toán để thanh toán, chi trả cho các giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật
3.2 Quy định của pháp luật ở đây là quy định nào? Giao dịch nào là giao dịch được thanh toán bằng ngoại tệ?
3.3 khoản phải thu, khoản phải trả bằng ngoại tệ, có phải muốn nói đến hóa đơn đòi tiền ghi số tiền bằng ngoại tệ không?
Quy định đang nói đến khoản phải thu, khoản phải trả bằng ngoại tệ và là người cư trú phát hành, vậy có phải đang muốn nói đến người xuất khẩu hàng ra nước ngoài không?
Vậy trong trường hợp này khi thực hiện bao thanh toán, ngân hàng thương mại cũng phải xem người xuất khẩu sử dụng tiền ngoại tệ được ứng trước từ bao thanh toán được dùng vào việc gì có đúng không?