Hiện nay số lượng các vụ cháy nổ ngày càng nhiều. Nhiều vụ việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng như vụ cháy nhà máy bóng đèn Rạng Đông, cháy chợ Tó,… Các cơ quan nhà nước cũng đã có nhiều hành động cụ thể để phòng ngừa như Công điện 584/CĐ-TTg năm 2019 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Quyết định 4733/QĐ-UBND năm 2019 của UBND hà nội,…
Tất nhiên, việc phòng cháy chữa cháy phụ thuộc phần nhiều ở ý thức mọi người, tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của quản lý nhà nước, những quy định này được quy định tại những văn bản quy phạm pháp luật trung ương ban hành, quan trọng nhất là luật phòng cháy chữa cháy 2001 sửa đổi 2013 và nghị định 79/2014/NĐ-CP.
Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết luật phòng cháy chữa cháy, trong đó có nội dung rất quan trọng đó là thủ tục, trình tự, điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với các loại cơ sở, phương tiện, chia làm 4 mục với nhiều loại quy định về quản lý. Các cơ sở thuộc phụ lục II phải đáp ứng đủ điều kiện tại Khoản 1 Điều 7, các cơ sở, phương tiện tại phụ lục III phải thực hiện quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 16 ( hướng dẫn chi tiết tại Điều 9 Thông tư 66/2014/TT-BCA), các cơ sở, phương tiện tại phụ lục IV phải thực hiện quy định tại Điều 15, các cơ sở thuộc phụ lục I mà không thuộc phụ lục nào trong số các loại trên thì chỉ phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7, và các cơ sở không thuộc trường hợp nào trong 4 phụ lục trên thì không phải thực hiện thủ tục gì.
Dựa trên sự phân chia đó, hãy xem xét một số quy định tương tự nhau tại Mục 17 Phụ lục I, Mục 17 Phụ lục II và mục 19 Phụ lục IV: cả ba quy định này đều đề cập đến cùng một vấn đề là “hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được”. Đây là một quy định đặc biệt không rõ ràng khi không có một hướng dẫn cụ thể nào. Trong trường hợp này, để áp dụng pháp luật, chúng ta cần thực hiện hành vi“ giải thích pháp luật”!
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật phòng cháy chữa cháy:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường."
Định nghĩa như vậy dẫn đến một cách hiểu duy nhất là tất cả những hàng hóa có thể dẫn đến trường hợp cháy không kiểm soát được đều thuộc quy định tại 3 quy đinh trên. Đến đây, câu hỏi lại đặt ra là làm sao để biết được thế nào là cháy “không kiểm soát được”? Đây thực sự là một vấn đề cực kỳ phức tạp và cần một quy định chi tiết hơn.
Tuy vậy, pháp luật vẫn phải được thực thi và không rõ cơ quan thực thi pháp luật xử lý vấn đề này như thế nào? Có ai có thể giúp tôi vấn đề khó nghĩ này? xin cảm ơn mọi người