Thắc mắc có được phép ký hợp đồng thử việc với người lao động nước ngoài không?

Chủ đề   RSS   
  • #583596 30/04/2022

    nhocsaya

    Sơ sinh

    Vietnam --> Bình Phước
    Tham gia:31/01/2022
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 420
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Thắc mắc có được phép ký hợp đồng thử việc với người lao động nước ngoài không?

    Công ty mình đang tuyển dụng một người lao động nước ngoài, tuy nhiên đang trong thời gian chờ làm giấy phép thì có được ký hợp đồng thử việc hay không. Mong mọi người giúp mình giải đáp, mình cảm ơn.

     
    647 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #583597   30/04/2022

    Thắc mắc có được phép ký hợp đồng thử việc với người lao động nước ngoài không?

    Căn cứ quy định tại Điều 151 Bộ Luật lao động 2019:
    "Điều 151. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
    1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
    a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
    b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
    c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
    d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này."
    =>> Theo quy định nêu trên thì đối với những đối tượng cần phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì buộc phải được cấp giấy phép mới được làm việc tại Việt Nam.
    Như vậy ở đây trong trường hợp ký hợp đồng thử việc thì cũng được xem là "làm việc tại Việt Nam" nên nếu không có giấy phép lao động thì tất nhiên cũng không đủ điều kiện nêu trên.
    Trên đây là quan điểm của mình, bạn có thể tham khảo để xem xét với trường hợp cụ thể của ban thân.
     
    Báo quản trị |  
  • #583628   30/04/2022

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1358)
    Số điểm: 11337
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 200 lần


    Thắc mắc có được phép ký hợp đồng thử việc với người lao động nước ngoài không?

    Bạn phải đợi có giấy phép lao động rồi mới kí hợp đồng thử việc với người nước ngoài được bạn nhé. Vì để người lao động nước  ngoài được làm việc tại Việt Nam thì họ phải được cấp phép rồi. Nếu bạn thuê trước khi có giấy phép thì đang làm trái với quy định pháp luật mà bạn Khoa đã trích dẫn phía trên. 

     
    Báo quản trị |  
  • #583738   30/04/2022

    Thắc mắc có được phép ký hợp đồng thử việc với người lao động nước ngoài không?

    Theo quan điểm của mình thì lao động nước ngoài vẫn cần phải thử việc. Bởi vì phải thử việc thì mới biết người lao động nước ngoài có phù hợp với yêu cầu vị trí đó hay không. Tương tự với các quy định thử việc cho người Việt Nam thì những quy định thử việc tại Bộ luật lao động 2019 cũng áp dụng với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
     
    Theo Điều 24 Bộ Luật lao động 2019 quy định về thử việc như sau:
     
    1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
     
    2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
     
    3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
     
    *Quy định thời gian thử việc theo Điều 25 Bộ luật này:
     
    Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
     
    1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
     
    2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
     
    3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
     
    4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
     
    Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động ttheo Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019:
     
    1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
     
    Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
     
    Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
     
    2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
     
    * Tiền lương thử việc theo Điều 26 Bộ luật này:
     
    Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
     
    * Nội dung hợp đồng thử việc theo Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 và Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH:
     
    Hợp đồng thử việc phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
     
    1. Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động:
     
    a. Tên của người sử dụng lao động: đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì lấy theo tên của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; đối với tổ hợp tác thì lấy theo tên tổ hợp tác ghi trong hợp đồng hợp tác; đối với hộ gia đình, cá nhân thì lấy theo họ tên của người đại diện hộ gia đình, cá nhân ghi trong Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu được cấp.
     
    b. Địa chỉ của người sử dụng lao động: đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì lấy theo địa chỉ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; đối với tổ hợp tác thì lấy theo địa chỉ trong hợp đồng hợp tác; đối với hộ gia đình, cá nhân thì lấy theo địa chỉ nơi cư trú của hộ gia đình, cá nhân đó; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có).
     
    c. Họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động: ghi theo họ tên, chức danh của người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động.
     
    2. Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động:
     
    a. Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có), số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 18 của Bộ luật Lao động.
     
    b. Số giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với người lao động là người nước ngoài.
     
    c. Họ tên, địa chỉ nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi.
     
    3. Công việc và địa điểm làm việc:
     
    a. Công việc: những công việc mà người lao động phải thực hiện.
     
    b. Địa điểm làm việc của người lao động: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.
     
    4. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác:
     
    a. Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
     
    b. Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:
     
    b1. Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
     
    b2. Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
     
    c. Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
     
    c1. Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
     
    c2. Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
     
    Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
     
    d. Hình thức trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động.
     
    đ. Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động.
     
    5. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: theo thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật.
     
    6. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: những loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của người sử dụng lao động và quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động./.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #589871   22/08/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Thắc mắc có được phép ký hợp đồng thử việc với người lao động nước ngoài không?

    Theo quy định để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì phải có giấy phép lao động trừ một số trường hợp đặc thù. Như trường hợp của bạn nêu thì trường hợp này đang xin giấy phép lao động thì sẽ không thể thử việc, phải có giấy phép lao động thì mới thử việc rồi ký hợp đồng lao động nếu đảm bảo điều kiện. Trong trường hợp làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

     

     
    Báo quản trị |