Trà lời:
1.Tại sao hai bên đã làm biên bản thỏa thuận rồi tại sao vẫn đi kiện được ( biên bản ghi rõ ràng là đất chia đôi ruộng chia bốn hai bên đã đồng ý và ký vào và ghi rõ không còn tài sản gì vướng mắc nữa)?
Khi ly hôn, hai bên đương sự nếu không có yêu cầu giải quyết phần tài sản chung thì tòa án sẽ không giải quyết.
Tại Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”.
-Tại khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;…”.
Việc phân chia tài sản liên quan đến đất đai, nhà ở của vợ phải có thỏa thuận bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực thì giao dịch này không có giá trị pháp luật đề đảm bảo quyền lợi của mình về tài sản không những nhà ở, đất đai mà cả tài sản khác có đăng ký quyền sở hữu khi thực hiện giao dịch đều phải công chứng hoặc chứng thực. Đối với loại tài sản này thì việc phân chia tài sản của vợ chồng bạn chỉ có giá trị pháp lý khi được công chứng hoặc chứng thực.
Vì vậy, sau khi Tòa ra quyết định công nhận tài sản tự thỏa thuận thì bạn và văn bản thỏa thuận tài sản cần có công chứng hoặc chứng thực để đảm bảo tính pháp lý của sự thỏa thuận tài sản tránh tranh chấp tài sản sau này.
2. Số tiền người vợ gửi về cần xác định là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng
TH là tài sản riêng của người vợ thi người vợ có quyền kiện đòi tài sản đồng thời cũng phải chứng minh được đó là tài sản riêng trong hôn nhân
Tiền lương là thu nhập từ lao động nên nó là tài sản chung của vợ chồng theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình nêu rõ, tài sản riêng của vợ chồng gồm tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn; được tặng cho, thừa kế riêng…
TH2 tài sản chung hình thành trong hôn nhân: xác định theo Điều 59. Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Vậy, nếu có tranh chấp xảy ra sau ly hôn, có yêu cầu Tòa án giải quyết, tòa án sẽ xem xét và giải quyết. Trường hợp anh đã đồng ý thỏa thuận phân chia tài sản nhưng người vợ không đồng ý thì thỏa thuận đó không thành. Người vợ có căn cứ để kiện đòi chia tài sản cho mình.