Vừa qua, Bộ TT&TT đã công bố Cẩm nang nhận diện và phòng chống 24 hình thức lừa đảo trực tuyến đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam. Trong đó, có đề cập đến lừa đảo lấy cắp Telegram OTP. Vậy Telegram là gì? Cách phòng tránh ra sao?
Tham khảo bài viết liên quan: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/09/Cam-nang-nhan-dien-va-phong-tranh-LDTT.pdf Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến
(1) Telegram là gì?
Telegram là một ứng dụng đa nền tảng giúp người dùng có thể nhắn tin, thực hiện cuộc gọi video và chia sẻ file miễn phí. Với Telegram, người dùng có thể gửi tin nhắn, ảnh, video và tệp thuộc bất kỳ loại nào (doc, zip, mp3,...). Ứng dụng này có một hệ thống máy chủ được đặt tại Dubai và phân tán trên toàn thế giới. Do đó, Telegram đảm bảo được tính ổn định và tốc độ cao cho người dùng.
Ở thời điểm hiện tại, Telegram có hơn 700 triệu người dùng hoạt động hàng tháng và là một trong 10 ứng dụng được tải xuống (download) nhiều nhất trên thế giới.
Điểm khác biệt của Telegram so với các ứng dụng khác là ứng dụng này hỗ trợ tạo các nhóm cho tối đa 200.000 người hoặc các kênh để phát sóng tới lượng khán giả không giới hạn. Bên cạnh đó, người dùng còn có thể viết thư vào danh bạ điện thoại của mình và tìm mọi người theo tên người dùng của họ. Vì lẽ đó mà Telegram giống như SMS và email kết hợp và có thể đáp ứng mọi nhu cầu nhắn tin cá nhân hoặc doanh nghiệp. Ngoài ra, mọi cuộc gọi thoại và video trên Telegram đều được mã hóa nối đầu cũng như trò chuyện thoại trong nhóm cho hàng ngàn người tham gia.
Tham khảo bài viết liên quan: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
(2) Bộ TT&TT cảnh báo lừa đảo qua ứng dụng Telegram
Theo Cẩm nang được ban hành bởi Bộ TT&TT, thường kẻ lừa đảo, tạo một tài khoản giả mạo, đánh cắp hình ảnh của 1 người uy tín có liên quan đến nạn nhân để tạo sự tin cậy: thường dùng sự kiện đáng tin cậy và hấp dẫn để đảm bảo người khác tin tưởng và tham gia vào quá trình.
Gửi thông báo giả từ tài khoản Telegram được giả danh như một cơ quan chính phủ, tổ chức tài chính, hoặc một người có uy tín cao. Bảo rằng đang nghi ngờ có 02 tài khoản giả mạo nạn nhân, nên cần nạn nhân chụp ảnh màn hình lại để xác minh. Nhưng trong lúc này kẻ lừa đảo đã dùng số điện thoại của nạn nhân và chọn chức năng quên mật khẩu của Telegram, lúc này khi chụp ảnh màn hình thì vô tình để nạn nhân thấy luôn mã OTP từ Telegram mới gửi về.
Nhận thông tin OTP: Khi người khác chụp màn hình và cung cấp cho kẻ lừa đảo, lúc đó có thể nhận được mã OTP thông qua hình ảnh đó. Sử dụng mã OTP để truy cập vào tài khoản Telegram của họ.
(3) Những biện pháp phòng tránh
Theo Bộ TT&TT hướng dẫn qua Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, để bảo vệ tài khoản của mình, công dân cần thực hiện những nội dung như sau:
- Tăng cường kiến thức và nhận thức: Hãy cảnh giác với các hình thức lừa đảo thông qua việc tìm hiểu về các chiêu trò phổ biến mà lừa đảo tổ chức sử dụng. Điều này giúp bạn nhận ra các tín hiệu đáng ngờ và tránh rơi vào bẫy.
- Xác minh danh tính: Khi nhận được cuộc gọi, tin nhắn hoặc yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại, hãy xác minh danh tính của người gọi bằng cách yêu cầu thông tin địa chỉ, số điện thoại liên hệ hoặc liên lạc lại qua một kênh tin cậy khác.
- Bảo vệ thông tin cá nhân: Không chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm, như số OTP, mật khẩu hoặc thông tin tài khoản, với bất kỳ ai nếu không có lý do hợp lý và tin cậy.
- Xác thực nguồn tin: Luôn xác minh nguồn tin trước khi tin tưởng và cung cấp thông tin nhạy cảm. Đảm bảo rằng đang giao tiếp với người hoặc tổ chức đáng tin cậy bằng cách kiểm tra thông tin liên lạc và xác minh danh tiếng của họ.
- Sử dụng phần mềm bảo mật: Cài đặt và cập nhật các phần mềm bảo mật, chống virus và chống phishing để giảm khả năng bị tấn công và lừa đảo qua Internet.
- Báo cáo hành vi đáng ngờ: Nếu phát hiện hoạt động lừa đảo hoặc nghi ngờ một ai đó có dấu hiệu của lừa đảo. Công dân có thể báo cáo ngay lập tức cho các cơ quan chức năng hoặc tổ chức có thẩm quyền để giúp ngăn chặn hành vi xấu.
https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/09/Cam-nang-nhan-dien-va-phong-tranh-LDTT.pdf Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến
Trường hợp cá nhân tố cáo lừa đảo qua mạng có thể tham khảo qua bài viết sau đây: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng