Tất tần tật về thời gian nghỉ ngơi của NLĐ sắp có hiệu lực

Chủ đề   RSS   
  • #551902 15/07/2020

    Tất tần tật về thời gian nghỉ ngơi của NLĐ sắp có hiệu lực

    Bộ luật lao động 2019 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/1/2021 quy định chi tiết các trường hợp và chế độ hưởng lương trong thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động.

    I) Thời gian nghỉ  được hưởng nguyên lương

    1. NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường:

    - Từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục

    - Từ 06 giờ trở lên làm việc ban đêm trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục

    CSPL: khoản 1 Điều 109 Bộ Luật lao động 2019

    2. Nghỉ lễ, tết:

    - 01 ngày Tết Dương lịch

    - 05 ngày Tết Âm lịch

    - 01 ngày Chiến thắng (ngày 30/4)

    - 01 ngày Quốc tế lao động

    - 02 ngày Quốc khánh

    - 01 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

    NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và nghỉ thêm 01 ngày Quốc Khánh của nước họ.

    CSPL: khoản 1, 2 Điều 112

    3. Nghỉ hằng năm:

    - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường

    - 14 ngày làm việc đối với NLĐ chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

    - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

    CSPL: khoản 1 Điều 113

    TH do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ (khoản 3 Điều 113)

    Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

    (khoản 6 Điều 113)

    4. Nghỉ hằng tuần

    5. Nghỉ việc riêng

    - 03 ngày nếu kết hôn

    - 01 ngày nếu con đẻ, con nuôi kết hôn

    - 03 ngày nếu cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết

    CSPL: khoản 1 Điều 115

    6. Chế độ thai sản, NLĐ là nữ:

    - Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì có thể được người sử dụng lao động giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    - Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút trong thời gian làm việc

    - Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc

    CSPL: khoản 2, 4 Điều 137

    II) Nghỉ không hưởng lương

    - Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn (khoản 2 Điều 115)

    - Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. (khoản 3 Điều 115)

    - Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.

    TH lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. (khoản 1 Điều 139)

    - Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động. ( khoản 3 Điều 139)

    Trên đây là những quy định về thời gian nghỉ ngơi và chế độ hưởng lương theo từng trường hợp. Xem chi tiết tại Bộ luật lao động 2019 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/1/2021 và thay thế cho Bộ luật lao động 2012.

     
    1387 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #552654   25/07/2020

    Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Đối với người lao động làm hợp đồng lao động không trọn ngày, không trọn tuần, làm khoán thì thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận riêng.

     
    Báo quản trị |