>>> Phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu
>>> Làm sao để phân biệt phí, lệ phí?
>>> Danh mục hơn 300 loại phí, lệ phí và văn bản hướng dẫn
>>> Mức tối đa các khoản không tính thuế TNCN 2016
>>> Luật sửa đổi 5 Luật về thuế GTGT, TTĐB, TNCN, TNDN và tài nguyên
>>> So sánh phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế GTGT
>>> Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT
“Thuế” là môn học chuyên nghành của sinh viên khối nghành kinh tế. Có thể nói Thuế là một phạm trù rộng và hàm chứa nhiều nội dung phức tạp, hiểu và vận dụng kiến thức về thuế nói chung, pháp luật thuế nói riêng trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay có một ý nghĩa quan trọng đối với sinh viên các trường. Do đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các bạn những thông tin cần thiết về các văn bản liên quan đến thuế, cách làm tập môn thuế sao cho đạt kết quả tốt nhất.
I) CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ:
1) Luật quản lý thuế 2006
2) Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
3) Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
4) Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008
5) Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014
6) Luật thuế giá trị gia tăng 2008
7) Luật thuế gia trị gia tăng sửa đổi 2013
8) Luật thuế bảo vệ môi trường 2010
9) Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
10) Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013
11) Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
12) Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
13) Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010
14) Luật thuế tài nguyên 2009
15) Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
16) Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi
17) Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
18) Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
19) Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi
20) Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng
21) Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế
22) Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
23) Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
24) Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
>>> Xem thêm: Tổng hợp văn bản pháp luật về thuế 2016
II) MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ:
1) Ai nộp thuế thu nhập tại Việt Nam? : who pays income tax in Vietnam? / Đỗ Thị Thìn, Quách Đức Pháp . - Đồng Nai : Đồng Nai, 1997. - 93tr.
2) Quy định mới về mã số đối tượng nộp thuế . - Hà Nội : Chính trị Quốc gia, 2006
3) Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong thương mại quốc tế / Đinh Văn Thành (cb) . - Hà Nội : Lao động Xã hội, 2006. - 230tr
4) Hỏi đáp về luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu / Phạm Thị Lan Anh (b.s) . - Hà Nội : Lao động , 2005. - 155tr.
5) Bàn về thuế lương thực : Ý nghĩa của chính sách mới và điều kiện của chính sách ấy / Lênin V. I . - 2. - Hà Nội : Sự Thật, 1975. - 67tr.
6) Kiến thức bồi dưỡng thi tuyển cán bộ, công chức nhà nước và hệ thống văn bản luật, pháp quy về các bộ, ngành Tài chính - thuế - hải quan - ngân hàng - thống kê - thương mại : Cơ hội và thách thức tự khẳng định mình / Nguyễn Thu Hà . - Hà Nội : Chính trị Quốc gia, 2004. - 559 tr
III) CÁCH LÀM BÀI TẬP MÔN THUẾ
Thuế là khoản thu nội địa, nên theo mô hình là từ ngoài cửa khẩu (thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu) vào trong nước (co là hàng hóa đặc biệt không) vào trong nội địa, đến tay người tiêu dùng (thuế GTGT).
Thứ tự các loại thuế như sau: thuế nhập khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (thuế đầu ra, thuế đầu vào được khấu trừà thuế giá trị gia tăng phải nộp).
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp nên theo trình tự:
+ Doanh thu
+ Các chi phí không được trừ (vì các khoản chi phí hợp lý thì quá nhiều nên chỉ có thể loại suy những cái không hợp lý ra trước)
+ Thu nhập chịu thuế khác
+ thuế thu nhập đối với thu nhập từ nước ngoài
+ Thu nhập được miễn thuế
à Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Tính từng loại thuế một, hết cái này đến cái khác, bởi thuế trước là cơ sở tính thuế sau. Tiếp các loại thuế sau cũng làm như vậy. Thầy cô sẽ tiện theo dõi và chấm bài hơn.
Vậy để xác định được số thuế phải nộp cần biết phương pháp tinh thuế, giá tính thuế, thuế suất, cần quan tâm nhất đến đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế. Theo mình thì dựa vào khái niệm của từng loại thuế, mục đích đánh thuế để suy ra xem đánh cái nào, cái nào không đánh và trường hợp ngoại lệ. VD: Thuế GTGT mục đích là đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa nên qua khâu sản xuất, luân chuyển, tiêu dùng mà không có giá trị tăng thêm thì không đánh thuế GTGT. Suy ra mấy hàng như nông sản mới sơ chế kiểu bỏ vỏ, tách hạt thì không đanh thuế này, Vì thuế GTGT là thuế nội địa nên hàng hóa không tiêu dùng tại Việt Nam thì không đánh thuế này. Và do mục đích điều tiết chung nên những hàng hóa thiết yếu cho y tế, giáo dục thì ai cũng dùng thì không đánh thuế này.