Tập hợp bài tập về giải quyết các loại tranh chấp

Chủ đề   RSS   
  • #442872 28/11/2016

    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Tập hợp bài tập về giải quyết các loại tranh chấp

    Chào các bạn, mình hiện đang ngâm cứu giải quyết các bài tập về tranh chấp. Vì vậy , mình lập ra topic này để chúng ta cùng nhau chia sẻ những khó khăn, vướng mắc.

    Đầu tiên, muốn giải được các bài tập về tranh chấp, trước chúng ta phải xác định được: Đó là tranh chấp gì? Sau đó nghiên cứu các văn bản: Bộ luật dân sự (2005, 2015), Bộ luật tố tụng dân sự (2004, 2015) và các quy định liên quan đến từng loại tranh chấp. Cụ thể:

    Tranh chấp về dân sự

    - Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản

    - Tranh chấp về hợp đồng dân sự

    - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    - Tranh chấp về thừa kế tài sản

    - Tranh chấp về quyền sử dụng đất đai và tài sản gắn liền với đất

    ……………….

    Với những tranh chấp liên quan đến đất đai thì đọc thêm cả các văn bản chuyên ngành: Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn được tập hợp tại đây.

    Tranh chấp về hôn nhân và gia đình

    - Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

    - Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

    - Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

    - Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

    - Tranh chấp về cấp dưỡng.

    - Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

    - Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

    …..

    Với những tranh chấp về hôn nhân và gia đình cần đọc thêm: Luật hôn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn.

    Tranh chấp về kinh doanh, thương mại

    -  Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

    -  Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

    -  Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

    -  Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty

    …….

    Tranh chấp về thương mại thường phát sinh giữa các thương nhân với nhau từ các hoạt đồng thương mại.  Thêm vào đó, với các tranh chấp thương mại, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án hay trong tại có thẩm quyền giải quyết. Vì vậy, ngoài BLDS, BLTTDS thì để giải quyết được loạu tranh chấp này, các bạn cũng cần phải nghiên cứu Luật thương mại, Luật trọng tài thương mại và các văn bản liên quan.

    Tranh chấp về lao động

    - Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động

    - Tranh chấp về tiền lương , thời gian làm việc, kỷ luật lao động

    - Tranh chấp trong quan hệ lao động , trong quan hệ học nghề , trong quan hệ bảo hiểm xã hội…

    Với những tranh chấp này thì ngoài BLDS, cần nghiên cứu ngay Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hôi, Luật bảo hiểm y tế ...và các văn bản liên quan trong từng trường hợp cụ thể.

    Mọi người  chia sẻ để cùng nhau học thật tốt nhé!

     
    54388 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #442756   27/11/2016

    haonuyen
    haonuyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Bài Tập Luật

    Theo đơn kiện ngày 26/04/2012 của ngân hàng B ( có trụ sở tại TpHCM). Chi nhánh ngân hàng B tại huyeenj A, tỉnh đồng Nai có cho ông Thanh ( không đăng kí khinh doanh) vay số tiền 300 triệu đồng, thời hạn vay 12 tháng ( từ ngày 16/6/2011) lãi suất 21% năm, mục đích vay bổ sung kinh doanh để mua bán đồ may sẵn ( theo Hợp đồng tín dụng số 01/Hđ/2011 ngày 16/6/2011) Khi vay, ông Thanh có thế chấp quyền sử dụng đất. Sau khi vay, ông trả lãi đến ngày 16/12/2011 rồi ngưng. Ngân hàng B yêu cầu ông Thanh trả nợ và duy trì hợp ddoongf thế chấp. tranh chấp xảy ra.

    a. đây có phải là tranh chấp trong khinh doanh thương mại không, dấu hiệu nhận biết

    b. nếu ngân hàng khởi kiện thì tòa án nào có thẩm quyền giải quyết

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn haonuyen vì bài viết hữu ích
    Thuthao568 (06/07/2018) nguyenkhanhlinh1412 (03/03/2021)
  • #442481   23/11/2016

    SolA22
    SolA22

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập về giải quyết tranh chấp

     

    Câu 1.

    Trong dự thảo hợp đồng giữa Công ty cổ phần Khách sạn A và Công ty Cp sản xuất chăn ga B có ghi: “Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được hai bên cùng nhau giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trong trường hợp thương lượng, hòa giải không thành thì tranh chấp sẽ được đưa ra Tòa án nơi nguyên đơn có trụ sở chính để giải quyết ”. Các bên có thể thỏa thuận như vậy được không? Giải thích tại sao?

    a. Được                            b. Không được

    Câu 2.

    Ngày 15/3/2015 Công ty Cổ phần Khách sạn A có trụ sở tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội ký hợp đồng mua hải sản biển với Công ty TNHH Thủy sản B có trụ sở tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định để phục vụ cho nhà hàng của khách sạn của Công ty Cổ phần Khách sạn A

    a. Ai là người có thẩm quyền đại diện cho Công ty Cổ phần Khách sạn A va Công ty TNHH Thủy sản B để ký hợp đồng trên theo quy định của pháp luật hiện hành? Nêu rõ căn cứ pháp lý?

    b. Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm sẽ phải nộp phạt 9% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Theo bạn, thỏa thuận trên có phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không? Nêu rõ căn cứ pháp lý?

    Mong mọi người giúp em bài tập với ạ! Cảm ơn mọi người nhiều ạ!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #440750   07/11/2016

    tranhien.96.pt
    tranhien.96.pt

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/01/2016
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc về nghĩa vụ dân sự

    em có 2 bài tập nhưng chưa tìm được lời giải thích đáng, mong mọi người bớt chút thời gian xem giúp em với ạ! em xin cảm ơn!

    Bài 1. Ông Hưng và bà Minh là chủ sở hữu căn nhà tại phố H, quận T tp Hà Nội, đã được UBND quận T cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2004. Ngày 24/8/2006 tại văn phòng công chứng số 2, ông Hưng, bà Minh đã lập Hợp đồng ủy quyền cho bà Hương được thay mặt ông bà để tiến hành làm thủ tục xây dựng nhà, sau đó được tiếp tục quản lý, sửa chữa, xây dựng lại, cho thuê, thế chấp hoặc bán căn nhà trên; được lập văn bản, ký tên trên các giiaays tờ liên quan và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong phạm vi ủy quyền này.

    Ngày 18/02/2007, Bà Hương ký hợp đồng bán căn nhà trên cho bà Linh với giá 270 cây vàng. Bà Linh đã thanh toán 250 cây vàng, còn thiếu 20 cây vàng hai bên thỏa thuận thanh toán sau khi hoàn tất thủ tục sang tên. Sau đó, vì không đi làm thủ tục sang tên cho bà Linh được nên ngày 16/6/2007 bà Hương thỏa thuận bớt cho bà Linh 05 cây vàng để bà Linh tự làm thủ tục.

    Ngày 25/8/2007 bà linh đã làm xong thủ tục sang tên căn nhà trên nhưng không thanh toán nốt số tiền còn thiếu là 15 cây vàng. Bà Hương yêu cầu bà Linh phải thanh toán nốt 15 cây vàng còn thiếu. Tuy nhiên, bà Linh cho rằng, ngày 18/02/2007 bà Hương có thỏa thuận với bà: giá bán ngôi nhà là 270 cây vàng, bà Hương có nghĩa vụ xin phép  và xây dựng ngôi nhà lên 3 tầng có bản vẽ và giấy phép xây dựng đầy đủ. Nhưng sau đó, bà Hương chỉ lập hợp đồng bán chi bà Linh căn nhà cấp 4 có gác xép bê tông và giao nhà với hiện trạng như vậy cho bà Linh. Bà Hương đã không thực hiện hợp đồng đúng với kết cấu nhà khi thỏa thuận. Vì vậy bà không thực hiện việc thanh toán 15 cây vàng còn lại để bù trừ nghĩa vụ. Bên cạnh đó, bà Linh cho rằng Bà Hương không có quyền khởi kiện vụ án ra tòa do bà không phải là chủ thể của hợp đồng mua bán nhà mà ông Hưng, bà Minh mới là chủ thể của hợp đồng mua bán nhà.

    Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?

    Hướng giải quyết vụ việc?

    Bài 2. Công ty Vật liệu số 1 có trụ sở tại quận 3 Thành phố HCM ký hợp đồng bán cho công ty Chu Sa có trụ sở tại Quận Gò Vấp 500 tấn thạch cao thiên nhiên với giá 595.000đ/tấn. Theo hợp đồng, số thạch cao này được giao vào ngày 15/6/2010. Bên mua sẽ thanh toán cho bên bán ngay khi nhận hàng.

    Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty Chu Sa đã ủy quyền cho công ty Minh Tiến nhận và vận chuyển số hàng hóa trên giao cho Công ty Xi măng. Tại biên bản giám định ngày 15/6/2010 và biên bản giám định mớm nước ngày 15/6/2010 do Asia Control lập thì khối lượng thạch cao thiên nhiên do công ty Vật liệu số 1 giao cho đơn vị vận chuyển Minh Tiến qua mạn tàu là 686,021 tấn. Công ty Minh tiến đã ký nhận đủ số hàng trên, sau đó ngày 17/6/2010, công ty Minh Tiến đã chuyển giao tiếp cho công ty Xi măng 686,021 tấn thạch cao. Ngày 28/6/2010 Công ty Chu Sa xuất hóa đơn bán cho công ty Xi măng 686,021 tấn thạch cao, đồng thời thanh toán cho Minh Tiến cước vận chuyển hàng hóa với số lượng 686 tấn.

    Tuy nhiên, sau khi nhận hàng từ công ty Vật liệu số 1, công ty Chu Sa không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Sau nhiều lần yêu cầu không được, Công ty Vật liệu số 1 quyết định khởi kiện công ty Chu Sa ra tòa để yêu cầu Chu Sa thanh toán tiền mua 686 tấn thạch cao và tiền lãi suất chậm trả 1,5%/tháng đối với số tiền nợ được tính từ ngày 15/6/2010. Tại Tòa án, Công ty Chu Sa cho rằng: Mình chỉ mua của công ty Vật liệu số 1 khối lượng 500 tấn thạch cao. Theo thông lệ, tập quán mua bán qua mạn tàu quốc tế thì bên bán phải chịu trách nhiệm nếu giao thừa hàng qua mạn tàu, bên mua chỉ thanh toán theo đúng số lượng mà các bên thỏa thuận là 500 tấn.

    Có ý kiến cho rằng:   Đây là hợp đồng được xác lập giữa các bên Việt Nam, không có yếu tố nước ngoài nên chỉ áp dụng các quy định pháp luật và tập quán của Việt Nam, không áp dụng các tập quán quốc tế.

    Hãy xác định thời điểm vi phạm hợp đồng của công ty Chu Sa?

    Hãy đưa ra phương án giải quyết vụ tranh chấp trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành?

     
    Báo quản trị |  
  • #439643   25/10/2016

    Samlinh280696
    Samlinh280696

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp lao động

    Công ty M có trụ sở tại quận Thanh Xuân - Hà Nội. Tháng 10/2015, công ty tiến hành sáp nhập phòng bảo vệ vào phòng quản trị và cho 5 nhân viên ở phòng bảo vệ nghỉ việc. Sau đó công ty thuê hoàn toàn dịch vụ bảo vệ của công ty khác.

    Khi chấm dứt hợp đồng, công ty không thanh toán chế đọ trợ cấp gì mà chỉ hỗ trợ cho những người lao động hai tháng tiền lương để đi tìm công việc mới (những người lao động này đã làm việc cho công ty từ năm 2005). 5 người lao động không đồng ý nên đã đồng loạt gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp. Hỏi:

    1. Việc chấm dứt hợp đồng lao động của công ty đối với 5 người lao động trên có căn cứ pháp lý hay không? Tại sao?

    2. Tư vấn cho công ty những thủ tục cần thiết.

    3. việc công ty giải quyết quyền lợi cho 5 người lao động như trên là đúng hay sai? tại sao? 

    4. Tranh chấp trên là tranh chấp lao động cá nhân hay tranh chấp lao động tập thể? vì sao? cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?

     
    Báo quản trị |  
  • #438084   09/10/2016

    anhlinh898
    anhlinh898

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

    Em đang tìm hiểu về một số bất cập trong vấn đề giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Anh chị, bạn nào có tài liệu tham khảo có thể giúp em được k ạ. Em cảm ơn!!
     
    Báo quản trị |  
  • #436640   23/09/2016

    Tranh chấp số vàng

    Nội dung vụ án: Ngày 10/5/2011, bà Thư thuê anh Nam và anh Bắc đến đào đất. Trong khi đào đất, anh Kim phát hiện ra một túi vải, anh gọi anh Vũ đến xem và mở ra thấy trong đó có 2 gói vàng. Khi bà Thư biết thì đã cất ngay số vàng đó đi và bảo đó là số vàng của chồng bà, do ông chết nên không biết ông cất giữ ở đâu. Bà Thư cho anh Nam và anh Bắc mỗi người 300.000 đồng gọi là tiền thưởng tìm được túi vàng giúp bà nhưng 2 anh không nhận. Hôm sau, anh Nam yêu cầu bà Thư chia cho anh một nửa số vàng do anh tìm thấy. anh Nam cho rằng hộp vàng đó là do anh tìm thấy và nó cũng chưa chăc đã là của nhà bà Bích. Bà Bích không đồng ý vì cho rằng số vàng đó là của chồng bà và được tìm trên đất nhà bà thì đương nhiên là của nhà bà. 

    Sự việc này mình đang phân vân giữa việc túi vàng kia nếu là của chồng bà Thư thì sẽ chắc chắn là của bà. Còn nếu không phải của chồng bà Thư để lại thì ai sẽ được có quyền về số vàng đó?? theo bộ luật dân sự 2015 thì điều luật liên quan là   Điều 229. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy ( ở đây chỉ viết điều về tài sản chôn giấu với trường hợp túi vàng ko phải của chồng bà thư để lại) Anh Nam tìm thấy ở trên đất bà Bích, vậy ai sẽ là người được quyền với khoản 2 điều này?? Nhờ mọi người xem xét và giải thích. Cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #436095   16/09/2016

    nguyenquyvo1
    nguyenquyvo1

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

    A và B đều xác định thửa đất y là của A và nhà trên thửa đất y của B, hiện tại B đang ở quản lý, nay A khởi hiện ra tòa yêu cầu B trả lại đất cho A. Khi hòa giải tại Tòa thì A yêu cầu B trả đất nhưng không thanh toán tiền nhà cho B, B muốn phá dỡ gì thì kệ, còn B mong muốn được thanh toán tiền đất cho A để có quyền sử dụng mảnh đất hoặc yêu cầu A trả tiền xây dựng nhà cho B rồi trả đất nhưng A không đồng ý. Hỏi: nếu đứng ở phương diện Tòa án thì nên giải quyết như thế nào?, căn cứ pháp lý?

     
    Báo quản trị |  
  • #443173   02/12/2016

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


    Theo quan điểm của mình là tranh chấp kinh doanh thương mại... còn tòa án có thqẩm quyền thì tùy.... vì chưa bt nơi cư trú của bị đơn hoặc nơi có tài sản tranh chấp. 

     
    Báo quản trị |  
  • #425299   22/05/2016

    quyen1997
    quyen1997

    Female
    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tư vấn giải quyết tranh chấp xe máy

    Tháng 10 năm 2004, chị A mua xe máy Honda dream II của Đại lý X. Tuy nhiên, do chị đã đứng tên một xe máy wave & nên chị không thể đăng ký và đứng tên thêm một xe máy nữa. Để lách luật, chị nhờ anh B là anh họ đứng tên trên hợp đồng mua bán và đứng tên trên giấy đăng ký xe hộ. Vì tin tưởng anh họ nên việc nhờ vả chỉ được thực hiện bằng miệng chứ không có bất cứ giấy tờ nào được viết ra. Tháng 5 năm 2005, chị A điều khiển xe máy vi phạm luật giao thông đường bộ nên xe của chị đã bị tạm giữ 15 ngày theo quy định. Đến ngày hẹn lấy xe, chị A nhờ anh B đến lấy xe hộ vì đăng ký xe mang tên anh B. Sau khi lấy xe về, anh B đã mượn chị A để sử dụng và hứa trả sau 3 ngày. Tuy nhiên, sau khi hết hạn 3 ngày, chị A vẫn không thấy anh B trả xe nên đã sang nhà để lấy. Lúc này anh B nhất định không trả vì cho rằng xe của mình theo giấy đăng ký xe. Hai bên xảy ra tranh chấp.
    Câu hỏi:
    a. Xét về bản chất, giao dịch giữa A và B là loại giao dịch gì?
    b. Hãy xác định ai là chủ sở hữu của chiếc xe máy?
    c. Giả sử khi trả tiền mua xe, chị A là người trả và phiếu thu chị vẫn còn giữ và người trả tiền là chị A. Vậy chị A có thể kiện đòi lại chiếc xe máy không?
    d. Các phương thức khởi kiện mà chị A có thể áp dụng để bảo vệ quyền sở hữu của mình?
    Theo tôi tìm hiểu thì tình huống này được giải quyết theo BLDS năm 1995. Vậy kính mong các vị luật sư giải quyết giúp tôi tình huống trên ạ
     
    Báo quản trị |  
  • #348085   03/10/2014

    hongvangirlcb
    hongvangirlcb

    Female
    Sơ sinh

    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:03/10/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chanh chấp đất đai nhà cửa

    Chào luật sư!

    kính thưa luật sư em có một số câu hỏi liên quan đến chanh chấp đất đai nhà cửa,em muốn được các luật sư tư vấn ạ:

    từ tháng 1 năm 2013 bản án đã có hiệu lực, đến tháng 3/2014 bà B mới có đơn yêu cầu để chúng em trả tiền cho bà,để bà trả lại nhà cửa đất đai theo nguyên trạng cho chúng em. và chúng em đã trả tiền cho Bà theo yêu cầu của bà,nhưng ngược lại bà lại không lên lấy tiền và cũng không trả nhà và đất đai cho chúng em,thậm trí bà còn kéo dài thời gian cho đến nay là đc 6 tháng.

    Cho đến ngày 24/9/2014 bà B mới lên lấy tiền, nhưng bà B vẫn không bàn giao nhà cửa và đất đai cho chúng em.

    Thi hành án đã giải quyết,thỏa thuận qua 3 lần để bàn giao nhà cửa cho chúng em nhưng không thành. Lần thứ 3 vào ngày 25/07/2014 đã lập biên bản hẹn đúng 1 tháng sau bà phải trả nhà cửa và đất đai cho chúng em, nếu không trả sẽ cưỡng chế. Nhưng thời gian đã kéo dài cho đến nay là hơn 2 tháng, thi hành án vẫn không giải quyết cho chúng em theo đúng biên bản của ngày 25/07/2014. trong khi đó thi hành án lại tự chấp nhận cho bà ở lại thêm 3 tháng sau, nhưng không thông qua chúng em,không được sự nhất trí của chúng em.

     

    Vậy cho chúng em xin hỏi luật sư:

    1. Bà B cố tình kéo dài thời gian và không chấp hành đúng theo bản án và yêu cầu của bà, trong khi đó chúng em đã chấp hành theo đúng bản án và yêu cầu của bà. như vậy bà đã vi phạm luật gì?

    2. Thi hành án kéo dài thời gian và không giải quyết theo đúng biên bản của ngày 25/07/2014 đã nói ở trên như vậy thi hành án đã vi phạm luật gì?

    3. thi hành án còn chấp nhận cho bà B ở lại thêm 3 tháng sau, trong khi đó không có sự nhất trí của chúng em. Như vậy  thi hành án đã vi phạm luật gì?

     

    Vậy kính mong các luật sư tư vấn và trả lời giúp chúng em để chúng em hiểu rõ hơn.

    Xin chân thành cảm ơn luật sư!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #357602   19/11/2014

    ninhhuyenbg
    ninhhuyenbg

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xử lý tranh chấp trong hợp đồng thương mại

    Ngày 1/1/2011: Giám đốc công ty TNHH Phương Thảo có trụ sở tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã gửi email cho công ty Thành An với nội dung như sau: công ty TNHH Phương Thảo muốn mua 1000 tấn cà phê với giá 10.000 đồng/1kg của công ty Thành An. Nếu công ty có khả năng giao hàng thì đề nghị trả lời lại chậm nhất là ngày 10/1/2011. Sau khi nhận được email, giám đốc công ty thành An đã gửi trả lời: công ty Thành An có khả năng cung cấp 1000 tấn cà phê  nhưng với giá 20.000 đồng/1kg. Nếu công ty Phương Thảo đồng ý, công ty Thành An sẽ giao hàng vào ngày 11/1/2011 tại cảng Sài Gòn và thanh toán bằng tiền mặt sau khi đã kiểm kê đủ hàng. Công ty Phương Thảo nhận được email và gửi lại phản hồi đồng ý với giá và các điều kiện công ty Thành An đưa ra, tuy nhiên đề nghị giao hàng thành 3 lần vào các ngày 11/1, 13/1 và 15/1. Ngày 11/1, công ty Thành An chuyển hàng và công ty Phương Thảo tiến hành kiểm kê và thanh toán cho công ty Thành An ½ giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, đến đợt 2 vào ngày 13/1, công ty Phương Thảo phát hiện 2 tấn cà phê của công ty Thành An đã bị mốc. Vì vậy công ty Phương Thảo đề nghị công ty Thành An phải giao bù 2 tấn cà phê này. Ngày 15/1, công ty Thành An tiếp tục giao 3 tấn cà phê còn lại nhưng công ty Phương Thảo từ chối nhận với lý do công ty Thành An chưa  tiến hành giao bù 2 tấn cà phê bị hỏng đợt trước. công ty thành An không đồng ý và khởi kiện công ty Phương Thảo.

    Câu hỏi:

    1.   Hợp đồng giữa hai bên là loại hợp đồng gì?

    2.   Xác định người đưa ra đề nghị giao kết và người chấp nhận đề nghị giao kết?

    3.   Tranh chấp giữa hai công ty có thể được giải quyết bằng những phương thức nào?

    4.   Công ty Phương Thảo có quyền từ chối nhận hàng của công ty Thành An hay không? Cách thức xử lý vi phạm trong hợp đồng?Ngày 1/1/2011: Giám đốc công ty TNHH Phương Thảo có trụ sở tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã gửi email cho công ty Thành An với nội dung như sau: công ty TNHH Phương Thảo muốn mua 1000 tấn cà phê với giá 10.000 đồng/1kg của công ty Thành An. Nếu công ty có khả năng giao hàng thì đề nghị trả lời lại chậm nhất là ngày 10/1/2011. Sau khi nhận được email, giám đốc công ty thành An đã gửi trả lời: công ty Thành An có khả năng cung cấp 1000 tấn cà phê  nhưng với giá 20.000 đồng/1kg. Nếu công ty Phương Thảo đồng ý, công ty Thành An sẽ giao hàng vào ngày 11/1/2011 tại cảng Sài Gòn và thanh toán bằng tiền mặt sau khi đã kiểm kê đủ hàng. Công ty Phương Thảo nhận được email và gửi lại phản hồi đồng ý với giá và các điều kiện công ty Thành An đưa ra, tuy nhiên đề nghị giao hàng thành 3 lần vào các ngày 11/1, 13/1 và 15/1. Ngày 11/1, công ty Thành An chuyển hàng và công ty Phương Thảo tiến hành kiểm kê và thanh toán cho công ty Thành An ½ giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, đến đợt 2 vào ngày 13/1, công ty Phương Thảo phát hiện 2 tấn cà phê của công ty Thành An đã bị mốc. Vì vậy công ty Phương Thảo đề nghị công ty Thành An phải giao bù 2 tấn cà phê này. Ngày 15/1, công ty Thành An tiếp tục giao 3 tấn cà phê còn lại nhưng công ty Phương Thảo từ chối nhận với lý do công ty Thành An chưa  tiến hành giao bù 2 tấn cà phê bị hỏng đợt trước. công ty thành An không đồng ý và khởi kiện công ty Phương Thảo.

    Câu hỏi:

    1.   Hợp đồng giữa hai bên là loại hợp đồng gì?

    2.   Xác định người đưa ra đề nghị giao kết và người chấp nhận đề nghị giao kết?

    3.   Tranh chấp giữa hai công ty có thể được giải quyết bằng những phương thức nào?

    4.   Công ty Phương Thảo có quyền từ chối nhận hàng của công ty Thành An hay không? Cách thức xử lý vi phạm trong hợp đồng?

     
    Báo quản trị |  
  • #355275   09/11/2014

    LinhyoonSI
    LinhyoonSI

    Female
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Tranh chấp dân sự khác

    Cháu chào cô/chú. Cháu đc biết 1 trường hợp sau:

    Anh A mượn của anh B chiếc xe đạp nhưng sau đó đã đe đến hiệu cầm đồ của anh C để vay một khoản tiền. Do đến hạn, anh A không tả được nợ nên C đã bán chiếc xe đạp cho D để khấu trừ nợ. Trong khi chưa tìm được anh A (A đang bỏ trốn) , tình cờ B phát hiện đc anh D đang sử dụng xe đạp của ình.

    Mọi người cho cháu hỏi là Anh B có đòi lại đc chiếc xe đạp đó từ anh D k? Hướng giải quyết vụ việc trên là như nào ạ? 

    Cháu cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #363042   16/12/2014

    dangmanh21
    dangmanh21

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2014
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 159
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 10 lần


    tranh chấp tài sản trong công ty tnhh

    Hải, Hồng, Công cùng nhau góp vốn thành lập Công ty TNHH Tư vấn ­ Xây dựng Vinh Quang vớisố vốn điều lệ là 2 tỷđồng.Hải là nhân viên của một công ty TNHH khác, Hồng là chủ của một doanh nghiệp tư nhân cònCông là Trưởng phòng Tư vấn xây dựng của một doanh nghiệp nhà nước chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng có trụ sở tại Tp. HCM.Trong thỏa thuận góp vốn, Hải góp 500 triệu, Hồng góp 1 tỷ, Công góp 500 triệu. Trong Điều lệcông ty quy định Hồng là Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV.

    Sau khi hoạt động được 1 năm, 3 thành viên ký hợp đồng với Dương, trong đó thỏa thuận kết nạpDương làm thành viên của công ty. Tài sản góp vốn của Dương là chiếc xe ô tôđược các bênđịnh giá là 300 triệu đồng.

    Do có khó khăn trong việc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu chiếc ô tô sang cho công ty nên cácthành viên thỏa thuận rằng khi nào thuận lợi sẽ chuyển quyền sở hữu và làm thủ tục đăng ký theoquy định. Công ty đã chi 100 triệu sửa chữa, nâng cấp xe ô tô. Mọi giấy tờ, biên nhận đều mangtên Công ty TNHH Vinh Quang. Chiếc xe ô tô cũng được sơn tên và logo của Công ty TNHH VinhQuang.

    Sau một thời gian hoạt động, công ty kinh doanh thua lỗ vàđã xảy ra những mâu thuẫn nhất định.Dương, trong một lần đi giao dịch liền giữ lại 100 triệu đồng tiền của công ty và tuyên bốđây là lợinhuận đáng được hưởng của mình, sau đóđơn phương rút khỏi công ty và lấy lại luôn chiếc ô tô.

    Hồng, với tư cách làđại diện theo pháp luật của công ty nộp đơn ra tòa kiện đòi Dương chiếc xe ôtô là tài sản của công ty và 100 triệu đồng mà Dương đã lấy.Tòa kinh tế TAND Tp. Hồ Chí Minh đã thụ lý vụ việc trên.

    vậy tòa án sẽ giải quyết yêu cầu của công ty như thế nào? các bạn giúp mình với

     
    Báo quản trị |  
  • #444031   19/12/2016

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


    Theo quan điểm của mình trong trường hợp về chiếc xe đạp (TH: A,B,C,D). tình huống này thì tùy trường hợp. Đầu tiên ta xét thấy A mượn xe của B rồi cầm cố cho C là đã xâm phạm quyền sở hữu của B đối với chiếc xe đạp, rồi sau đó C bán lại xe cho D như vậy C và D không có căn cứ pháp luật để chiếm hữu chiếc xe. Tuy nhiên để có thể xét vấn đề B có đòi được xe đạp hay không còn tùy thuộc vào các vấn đề sau: C có biết chiếc xe đạp trên là thuộc quyền sở hữu của B hay không? chiếc xe đạp trên do A dùng biên pháp lừa đảo nhằm chiếm đoạt chiếc xe của B hay là Giao dịch mượn tài sản của A và B là hợp pháp, sau đó A mới nảy sinh ý định cầm cố chiếc xe trên? Ngoài ra cần xem xét thêm yếu tố D có biết chiếc xe đạp trên là tài sản của B hay không, hay nhận định tài sản trên của C? đó là các yếu tố quan trọng để xác định trường hợp này các đối tượng C, D có ngay tình hay không để từ đó có thể xác định việc B có đòi lại được tài sản hay không. Nếu D ngay tình, và tài sản trên không phải tài sản do phạm tội mà có thì B không thể đòi lại được tài sản, tuy nhiên B có quyền nhận lại số tiền tương đương với giá trị của tài sản. Nếu D không ngay tình hay tài sản chiếc xe đạp là tài sản do phạm tội mà có thì B có quyền đòi lại tài sản trên.

    < trên đây là ý kiến của mình, nếu có sai xin nhờ mọi người góp ý>

     
    Báo quản trị |  
  • #399892   18/09/2015

    hoahongtrang96
    hoahongtrang96

    Sơ sinh

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:17/09/2015
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    tranh chấp doanh nghiệp

    mọi người giải quyết tình huống này giùm e

    A, B,C,D cùng góp vốn thành lập công ty TNHH X, vốn điều lệ 5 tỷ.A góp 5oo triệu đồng. B góp vốn bằng giấy nhận nợ của CTCP M, một đối tác tiềm năng của công ty X mà B có mối quan hệ chặt chẽ với số tiền là 1,2 tỷ đồng; C góp vốn bằng ngôi  nhà của mình được các thành viên thỏa thuận định giá là 1,5 tỷ, do tin chắc con đường trước nhà đó sẽ được mở rộng( theo mặt bằng gia shieenj tại nhà đó chỉ có giá khoảng 700 triệu); D góp vốn bằng 1,5 tỷ bằng tiền mặt nhưng lúc đầu chỉ góp 500 triệu, số còn lại sẽ góp khi công ty yêu cầu. Trong bản điều lệ, họ thỏa thuận B làm giám đốc, D làm chủ tịch HĐTV. Sau 1 năm hoạt động, công ty có lãi ròng là 800 triệu đồng.

    Tuy nhiên các thành viên không thống nhất thể thức phân chia, B cho rằng do D chưa góp đủ vốn nên tỉ lệ lợi nhuận phải chia trên số vốn thực góp là 500 triệu đồng, D không đồng ý và phản bác lại rằng phần vốn góp của B bằng giấy nhận nợ là không hợp pháp; phần vốn góp của C cao hơn giá trị thực tế nên C chỉ được chia lãi trên số vốn thực góp là 700 triệu đồng. Vụ tranh chấp được khởi kiện tại tòa. Tòa xử kí như thế nào? Được biết công ty M đã thanh toán được 50% số nợ và hiện đang làm thủ tục phá sản và không thể đòi được 50% còn lại. Ai chịu trách nhiệm về số nợ 50% đó?

    mong mọi người thảo luận giúp mình 

     
    Báo quản trị |  
  • #383665   17/05/2015

    Thaoabit
    Thaoabit

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tranh chấp tài sản

    mọi người cho em (cháu) hỏi nếu tài sản bị chôn dấu, lãng quên mà được tìm thấy.nhưng tà sản đó lại xảy ra tranh chấp về số lượng cũng như giá trị tài sản.mà em đọc một số thông tư lại không thấy quy định về vấn đề này.mọi người cho em xin tư vấn với ạ.em cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #422151   20/04/2016

    thanhsieunhan
    thanhsieunhan

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2015
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    gaio dịch dân sự, tranh chấp hợp đồng

    Ngày 31/10/2008, chị Nguyễn Thu Hương có đơn khởi kiện yêu cầu Công ty TNHH bất động sản Bách Gia phải thanh toán tiền đặt cọc cho việc mua 01 lô đất biệt thự diện tích 500 m2 thuộc dự án khu đô thị mới Nam An Khánh- Hoài Đức. Cụ thể như sau: Theo nội dung “giấy biên nhận” lập ngày 30/10/2007, Công ty THNH bất động sản Bách Gia ( bên A) và chị Nguyễn Thị Thu Hương ( bên B) đã ký kết thì:
     Bên A giới thiệu và thu xếp cho bên B mua 01 lô đất biệt thự diện tích 500 m2 thuộc dự án khu đô thị mới Nam An Khánh- Hoài Đức do công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà làm chủ đầu tư trong thời hạn đến hết ngày 30/11/2007. 
    Bên B đặt cọc cho bên A số tiền đặt cọc là: 200.000.000 đồng. Nếu bên B không thực hiện việc mua lô đất trên thì bên B mất tiền đặt cọc. Nếu bên A không giới thiệu và thu xếp cho bên B mua lô đất thì bên A phải hoàn trả bên B số tiền đặt cọc và cộng thêm 200.000.000 đồng.
     Sau đó đến ngày 1/12/2007 hai bên đã ký biên bản gia hạn việc thực hiện, ngày 1/2/2008 ký tiếp biên bản gia hạn lần 2 do bên A không thu xếp cho bên B mua lô đất. Đến ngày 6/8/2008 bên A ký tiếp một giấy hẹn trả cho bên B số tiền dặt cọc 200.000.000 đồng vào ngày 16/8/2008 nhưng bên A mới chỉ trả cho bên B được 60.000.000 đồng.
     Nay bên B khởi kiện yêu cầu bên A thanh toán tiền đặt cọc là: 140.000.000 đồng. Và số tiền phạt cọc do vi phạm là 200.000.000 đồng.  Tại bản án số 02/2009/DSST ngày 26/02/2009 của Toà án nhân dân quận Thanh Xuân đã xử và quyết định: 
    Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Nguyễn Thị Thu Hương. Buộc công ty TNHH bất động sản Bách Gia phải thanh toán trả chị Hương 140.000.000 đồng tiền đặt cọc và 200.000.000 đồng tiền phạt cọc. Tổng cộng là 340.000.000 đồng. 
    Không đồng ý với quyết định của bản án, ngày 13/3/2009, anh Nguyễn Xuân Bách có đơn kháng cáo chỉ chấp nhận trả số tiền đạt cọc, còn không đồng ý trả số tiền phạt cọc do thời kỳ kinh tế toàn cầu. Anh cho rằng anh không thực hiện đựơc hợp đồng là do khách quan chứ không phải do ý thức chủ quan của anh. 
    Hãy cho biết:
     1/ Có những giao dịch nào được xác lập? Đặt tên gọi cho những giao dịch này.
     2/ Cho biết những giao dịch nào hợp pháp? Giao dịch nào vô hiệu? Tại sao? 
    3/ Liệt kê những văn bản pháp luật và những điều luật điều chỉnh quan hệ của các chủ thể trong tình huống trên
     4/ Bản án sơ thẩm của TAND quận Thanh Xuân có chính xác không? Tại sao? Hãy đưa ra hướng giải quyết cho tình huống trên theo quy định của pháp luật. 
     
    Báo quản trị |  
  • #422376   22/04/2016

    thanhsieunhan
    thanhsieunhan

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2015
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    tranh chấp tiền đặt cọc

    em muốn hỏi về tình huống sau:
    Theo nội dung “giấy biên nhận” lập ngày 30/10/2007, Công ty THNH bất động sản Bách Gia ( bên A) và chị Nguyễn Thị Thu Hương ( bên B) đã ký kết thì:
     Bên A giới thiệu và thu xếp cho bên B mua 01 lô đất biệt thự diện tích 500 m2 thuộc dự án khu đô thị mới Nam An Khánh- Hoài Đức do công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà làm chủ đầu tư trong thời hạn đến hết ngày 30/11/2007. 
    Bên B đặt cọc cho bên A số tiền đặt cọc là: 200.000.000 đồng. Nếu bên B không thực hiện việc mua lô đất trên thì bên B mất tiền đặt cọc. Nếu bên A không giới thiệu và thu xếp cho bên B mua lô đất thì bên A phải hoàn trả bên B số tiền đặt cọc và cộng thêm 200.000.000 đồng.
     Sau đó đến ngày 1/12/2007 hai bên đã ký biên bản gia hạn việc thực hiện, ngày 1/2/2008 ký tiếp biên bản gia hạn lần 2 do bên A không thu xếp cho bên B mua lô đất. Đến ngày 6/8/2008 bên A ký tiếp một giấy hẹn trả cho bên B số tiền dặt cọc 200.000.000 đồng vào ngày 16/8/2008 nhưng bên A mới chỉ trả cho bên B được 60.000.000 đồng.
    em muốn hỏi:
    1. có những giao dịch nào ở đây, giao dịch nào hợp pháp giao dịch nào vô hiệu, vì sao?
    (em thắc mắc cái giấy biên nhận: chỉ là giao dịch đặt cọc, hay ngoài đặt cọc còn là hợp đồng dịch vụ môi giới bất động sản, nếu chỉ đơn thuần là giao dịch đặt cọc thì cái thỏa thuận gia hạn thực hiện là để gia hạn cho văn bản nào )
    2. giả sử chị hương khởi kiện yêu cầu  A bên trả nốt số tiền cọc và tiền phạt cọc tổng cộng là 340 triệu đồng. tại bản án tòa sơ thẩm ngày 26/02/2009, đồng thuân với yêu cầu này. tòa phán quyết thế đúng không
     
    Báo quản trị |  
  • #397534   25/08/2015

    quy_hanh_93
    quy_hanh_93

    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    giải quyết tranh chấp

    Xóm1 có 1 thửa đất là X,có diện tích là 272  m2 năm 1988 vì đất vườn của bà A’ hẹp nên xóm đã lấy thửa đất X đó bù nương cho bà A’.thửa đất X nằm trong khu dân cư, cạnh nhà của ông B’.sau một thời gian 2 nhà canh tác gần nhau,thấy vườn mình nhỏ,mà lại có một thửa đất ruộng nằm riêng lẻ nên ông B’ đã đổi thửa đất X của bà A’ và trả cho bà A’ thủa đất ruộng cùng diện tích.sau một thời gian canh tác.đến năm 2003 thì xóm chia lại ruông đất và thu hồi thửa ruộng của bà A’.khi đó con trai của bà A’ là ông A đã yêu cầu ông B’ cấp cho thửa ruộng khác nhưng bên nhà ông B’ không đông ý,2 bên gia đình tranh giành nhau thửa đất X từ đó đến nay và thủa đất nay bị bỏ hoang từ thời điểm đó đến nay.hiện nay thì ông B’ và bà A’ đã chết,giờ con trai của bà A’ muốn làm nhà trên mảnh đất X đó nhưng  vợ cuả ông B’ kiện con bà A’ là tranh giành đất của bà B’

    Giờ giải quyết đất đó là của ai ạ thầy? con bà  A’ có được làm nhà trên thửa đất X đó không ạ

    Theo dân làng thì công nhận đó là thửa đất của ông A con bà A’

     

     
    Báo quản trị |  
  • #379456   16/04/2015

    akai0330
    akai0330

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/03/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp bảo lãnh thanh toán quốc tế

    Em biết rằng ở Việt Nam đã có rất nhiều vụ tranh chấp kiện cáo liên quan tới thư bảo lãnh thanh toán của Ngân Hàng. Nhưng toàn bộ những vụ em tìm được đều là tranh chấp của doanh nghiệp trong nước với ngân hàng. Em muốn hỏi thực tế đã có vụ tranh chấp nào liên quan tới thư bảo lãnh thanh toán mà có sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài, hay chí ít là có yếu tố nước ngoài( như sử dụng ngoại tệ, vay vốn nước ngoài ,..._) chưa ạ?
    em cần gấp lắm :(, cảm ơn anh chị và các bạn.

     
    Báo quản trị |