Tảo hôn bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #592754 25/10/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81095
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Tảo hôn bị xử lý thế nào?

    Hiện nay, việc tảo hôn còn diễn ra đối với một số người dân tộc trên vùng cao, những nơi còn giữ phong tục thời xa xưa. Theo đó, nhiều bé gái chưa đủ tuổi trưởng thành đã bị gán ghép lấy chồng sớm. Đây là điều đáng lo ngại, bởi lẽ lúc này các em chưa đủ về nhận thức, về sức khỏe sinh sản chưa hoàn thiện gây nhiều thiệt hại về sức khỏe lẫn tinh thần. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hành vi vi phạm này?

    Tảo hôn là gì?

    Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 định nghĩa tảo hôn như sau:

    - Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:

    - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

    - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

    - Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

    Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

    - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

    - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

    - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

    - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

    Tảo hôn bị xử lý như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn sẽ bị xử lý như sau: (chưa đủ yếu tố bị truy cứu trách nhiệm hình sự).

    - Phạt tiền từ 01-03 triệu đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

    - Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

    Theo quy định của Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi tổ chức tảo hôn như sau:

    Như vậy, người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10-30 triệu hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

     
    577 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593137   30/10/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Tảo hôn bị xử lý thế nào?

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả. Như vậy, tảo hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Hiện nay tình trạng này xảy ra khá nhiều ở những nơi vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số. Vì nền giáo dục ở đấy chưa được phát triển nên tư duy cũng chưa được rộng mở lắm nên việc tảo hôn xảy ra nhiều. Quy định về mức xử phạt mình nghĩ là hợp lý vì nó có thể đủ để răn đe.

     
    Báo quản trị |  
  • #593157   30/10/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Tảo hôn bị xử lý thế nào?

    Cảm ơn bài viết của bạn, nguyên nhân chủ yếu của nạn tảo hôn ở nước ta là do nghèo đói, thất học, thiếu hiểu biết và do quan niệm phong tục, hủ tục nặng nề, có những giải pháp giảm thiểu nạn tảo hôn ở nước ta như thực thi các chính sách xoá đói giảm nghèo, giáo dục nâng cao dân trí…ở các vùng khó khăn… nâng cao mức sống cho người dân đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thuộc các bản xa xôi hẻo lánh, tăng cường công tác truyền thông với các hình thức đa dạng, linh hoạt nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật dân số, hôn nhân, gia đình.

     
    Báo quản trị |