Tạo dựng tình huống kêu gọi từ thiện bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #592622 22/10/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Tạo dựng tình huống kêu gọi từ thiện bị xử lý thế nào?

    Từ thiện là một việc làm tốt và là nghĩa cử cao đẹp của người dân Việt Nam, trong hoàn cảnh tình hình xã hội diễn ra thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh khó khăn của cá nhân nào đó thì từ thiện được nhà nước khuyến khích để giúp người dân vượt qua khó khăn.
     
    tao-dung-tinh-huong-keu-goi-tu-thien-bi-xu-ly-the-nao
     
    Dù vậy, vẫn có một số bộ phận tạo dựng tình huống giả để lợi dụng lòng tốt của người khác để kêu gọi từ thiện. Qua đó, thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vậy hành vi này sẽ bị xử lý thế nào?
     
    Quy định kêu gọi từ thiện đối với cá nhân hiện nay ra sao?
     
    Căn cứ Điều 17 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện sẽ phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
     
    Thứ nhất, khi vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố cá nhân có trách nhiệm:
     
    - Thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích.
     
    - Phạm vi.
     
    - Phương thức.
     
    - Hình thức vận động.
     
    - Tài khoản tiếp nhận (đối với tiền).
     
    - Địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật).
     
    - Thời gian cam kết phân phối.
     
    Gửi bằng văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định 93/2021/NĐ-CP
     
    Thứ hai, cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu. 
     
    Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.
     
    Theo đó, cá nhân muốn vận động từ thiện thứ nhất phải có kế hoạch hoàn chỉnh về nội dung, thời gian và địa điểm đầy đủ gửi đến UBND cấp xã nơi cư trú xem xét. Sau đó, phải thực hiện việc mở tài khoản tiếp nhận riêng số tiền này tại ngân hàng thương mại trong thời gian thực hiện cho việc thu chi để thuận tiện cho việc kiểm kê số tiền từ thiện.
     
    Nghiêm cấm các hành vi chuộc lợi đôi với từ thiện
     
    Nhằm ngăn chặn các hành vi chuộc lợi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ thiện thì tại Điều 5 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định một số hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm bao gồm:
     
    (1) Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
     
    (2) Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện.
     
    (3) Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
     
    Căn cứ quy định trên thì trường hợp tạo dựng lòng tin của người dân thông qua việc kêu gọi từ thiện giả để chiếm đoạt tài sản đã vi phạm các quy định cấm về từ thiện.
     
    Mức phạt hành chính hành vi gây thiệt hại về tài sản
     
    Cá nhân có hành vi tạo dựng tình huống, hoàn cảnh khó khăn để kêu gọi từ thiện mà gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác thì sẽ bị xử phạt theo  Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
     
    Phạt 02 triệu - 03 triệu đồng: Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
     
    Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi tương tự thì mức phạt gấp 02 lần.
     
    Ngoài ra, người có hành vi trên còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
     
    Trách nhiệm hình sự tội chiếm đoạt tài sản
     
    Cụ thể, Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như sau:
     
    Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu - 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
     
    - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
     
    - Đã bị kết án về tội này hoặc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
     
    - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
     
    - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
     
    Phạt tù từ 02 năm - 07 năm:
     
    - Có tổ chức.
     
    - Có tính chất chuyên nghiệp.
     
    - Chiếm đoạt từ 50 triệu - 200 triệu đồng.
     
    - Tái phạm nguy hiểm.
     
    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
     
    - Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
     
    Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
     
    - Chiếm đoạt từ 200 triệu - 500 triệu đồng.
     
    - Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
     
    Phạt tù từ 12 năm - 20 năm hoặc tù chung thân:
     
    - Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.
     
    - Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
     
    Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
     
    Như vậy, người nào có hành vi tạo dựng tình huống kêu gọi từ thiện nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính đến 06 triệu đồng thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất là 20 năm tù hoặc chung thân.
     
    1023 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593670   04/11/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Tạo dựng tình huống kêu gọi từ thiện bị xử lý thế nào?

    Cảm ơn những chia sẻ của bạn.
     
    Mặc dù từ thiện là việc làm tốt đẹp, giúp đỡ những hoàn cảnh gặp khó khăn. Tuy nhiên, không ít trường hợp lợi dụng kêu gọi từ thiện để chiếm đoạt số tiền này. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ sẽ có những chế tài xử lý đối với họ. Với tình hình hiện nay gặp quá nhiều hình ảnh xấu về từ thiện cũng đã khiến cho mọi người có cái nhìn phản cảm về các hoạt động từ thiện, hi vọng trong tương lai sẽ có nhiều các văn bản hướng dẫn và quy định cụ thể để kiểm soát dễ hơn.
     
    Báo quản trị |